Ngôi nhà có cấu trúc mặt tiền khá khiêm tốn và mộc mạc với điểm nhấn là tông màu của đá ong tái chế ở những bức tường chịu lực, tạo tổng thể hài hòa với bối cảnh địa phương. Những viên gạch đá ong này được thu gom từ các tòa nhà đổ nát trong khu vực.Phía bên hông tầng 1, đội ngũ kiến trúc sư thiết kế hành lang ngoài trời và có thêm màn che chống nắng để giảm nhiệt vào ban ngày cũng như tránh mưa gió tạt thẳng vào nhà.Còn bên hông tầng 2 bố trí khoảng ban công mở, giúp không gian sống hài hòa và gần gũi với thiên nhiên.Lối vào nhà cũng là khu vực hiên thoáng đãng, được bố trí ghế ngồi dành cho khách. Gia chủ đặt ở đây một bức tượng thần Ganesha để thể hiện nét văn hóa tín ngưỡng của địa phương.Sàn nhà được lát bằng gạch đất sét thủ công. Nhóm thiết kế bố trí giếng trời ở giữa nhà giúp không gian luôn tràn ngập ánh sáng và gió tự nhiên, đảm bảo lưu thông không khí hiệu quả.
Rahul Menon, một trong bốn kiến trúc sư đảm nhiệm thi công dự án cho biết: “Chúng tôi đã đến thăm những ngôi nhà trong và xung quanh Kochi để tìm nguồn cung cấp đồ gỗ cũ nhằm tái sinh chúng vào công trình độc đáo này. Các vật liệu, dù được tái chế hay thiết kế thủ công cũng đều góp phần làm ngôi nhà trở nên ấn tượng, phát huy tính bền vững và thân thiện với môi trường.
Việc sử dụng gỗ tếch Cherai có nguồn gốc địa phương, thông rừng, các khối đá ong khai hoang, gạch Athangudi đã tạo nên công trình sáng tạo mới lạ nhưng vẫn giữ được bản chất và thảm mía trong toàn bộ ngôi nhà đã giúp chúng tôi hiện thực hóa tầm nhìn sáng tạo và giữ được nét kiến trúc truyền thống vùng bản địa”.
Trong nhà, không gian thiết kế rộng rãi với phần trần, mái đầu hồi, cửa sổ cao kết hợp với tường kính. Tại phòng khách, bức tường bằng đá ong kéo dài đến trần kết hợp với đồ nội thất tái chế góp phần tạo nên bầu không khí ấm cúng và trầm mặc. Chiếc nôi cũ có tuổi đời hàng chục năm được gia chủ tân trang lại để làm bàn uống cà phê.Nhiều món đồ nội thất được tái sử dụng vừa giúp gia chủ tiết kiệm chi phí, vừa tăng vẻ mộc mạc, gần gũi cho ngôi nhà. Những mảng trang trí hình vuông bằng đất sét, vôi vữa trên tường tạo điểm nhấn độc đáo cho không gian.Khu vực cửa lớn ngay lối vào được chạm khắc tinh xảo, kết hợp với sàn màu xanh ngọc tạo hiệu ứng thị giác ấn tượng, thu hút ánh nhìn bất cứ vị khách nào ghé thăm nhà.Ngay cạnh cầu thang dẫn lên tầng 2 là khu bếp và nơi ăn uống. Bếp được thiết kế mở nhưng ngăn cách với khu ăn uống bằng một quầy bar.Điểm nhấn của khu vực này là tông màu xanh chủ đạo, kết hợp từ màu xanh oliu của tủ bếp với màu gỗ tự nhiên, gợi cảm giác cổ điển và nhẹ nhàng.Tại tầng 2, phần hành lang được ốp đá Jaisalmer truyền thống. Khu vực đọc sách có khung cửa sổ lớn giúp lấy sáng, đón gió tự nhiên và mở rộng tầm nhìn ra cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp bên ngoài.Các phòng ngủ sử dụng chất liệu gỗ tếch kết hợp gạch nung lát nền, tạo sự tương đồng với tổng thể không gian chung. Tuy nhiên, mỗi phòng cũng được thiết kế và trang trí những chi tiết riêng theo sở thích của từng thành viên.Những chậu cây nhỏ đặt ở đầu giường góp phần tạo thêm mảng xanh mát tự nhiên trong phòng, mang đến bầu không khí thư thái, dễ chịu.
Ngôi nhà cấp 4 được xây dựng từ năm 1952 ở khu Laurel District, thuộc Oakland, bang California (Mỹ) có hiện trạng khá xuống cấp. Người chủ mới khi chuyển về đây sinh sống đã quyết định cải tạo lại nhà trên cơ sở không làm thay đổi cấu trúc ban đầu.Công trình được làm mới và trang trí theo phong cách Địa Trung Hải, gồm đầy đủ các khu vực với công năng khác nhau. Đặc biệt là vị trí của phòng khách, 2 phòng ngủ, phòng tắm, bếp, phòng ăn và sân sau vẫn được giữ nguyên.Tất cả các không gian đều được bố trí cửa sổ lớn làm từ chất liệu thủy tinh, giúp lấy sáng và đón gió tự nhiên, đảm bảo lưu thông không khí hiệu quả và đồng thời mở rộng tầm nhìn ra bên ngoài, tăng kết nối với thiên nhiên.Mái hiên trước nhà luôn tràn ngập ánh nắng, được tận dụng làm không gian tiếp khách ấn tượng của gia chủ.Phòng khách rộng rãi với lò sưởi lớn làm bằng gạch nên đảm bảo ấm áp suốt mùa đông. Nội thất ở khu vực này sử dụng tông tối màu càng làm tăng vẻ ấm cúng, gần gũi.Phòng ngủ bố trí nội thất đơn giản, hạn chế tối đa các vật dụng thừa để không gian luôn gọn gàng, rộng rãi. Sàn và tủ gỗ kết hợp đèn ngủ ánh sáng vàng càng làm tăng cảm giác ấm cúng.Trong bếp, gia chủ giữ lại lớp gạch men cũ, tủ đựng đồ, bếp nấu, lò nướng từ những năm 50 của thế kỷ trước và bổ sung một số thiết bị gia dụng hiện đại như đảo bếp và ghế nhựa. Không gian được phân chia khéo léo bằng nội thất nhiều màu sắc với các loại vật liệu khác nhau, kết hợp hài hòa giữa nét cổ điển và hiện đại.Khu vực này cũng được bố trí các cửa sổ lớn, vừa giúp lưu thông không khí, giảm tình trạng ám mùi từ bếp, vừa mở rộng tầm nhìn ra cảnh quan xinh đẹp bên ngoài.Từ nhà bếp có một lối nhỏ ra sân sau. Gia chủ đặt ở đây một bàn uống nước dưới giàn dây leo tạo bóng râm mát.Một phần gara để xe được cải tạo thành khu tiếp khách rộng rãi, có thể chuyển đổi công năng tùy các mục đích khác nhau.Phần sân sau rộng rãi được thiết kế làm khu vườn xanh mát với đủ loại cây cảnh, cây mọc bụi và cây ăn trái khác nhau, vừa tạo nhiều bóng râm quanh nhà, vừa mang đến bầu không khí trong lành, dễ chịu.Để khoảng sân vườn luôn xanh tốt, cây trái ít sâu bệnh mà không cần tốn nhiều công sức chăm sóc, gia chủ lựa chọn trồng các loại cây có khả năng chịu hạn tốt, thích nghi với điều kiện thời tiết vùng ôn đới như cọ, việt quất, chanh dây, dứa, ổi, táo Fuji, nho, mơ và bơ.Sau cải tạo, căn nhà cấp 4 gần 70 năm tuổi “lột xác” thành không gian sống “vạn người mê”, đẹp chẳng kém khu nghỉ dưỡng sang trọng nào. Trước đây, một số người bạn từng chê cười quyết định “bỏ phố về quê” của gia chủ nhưng khi về thăm nơi ở mới của anh, họ đã thay đổi suy nghĩ hoàn toàn.
Năm 2007, dự án Bức tường xanh vĩ đại (Great Green Wall) ra đời với mục tiêu trồng hàng triệu cây xanh, để chúng mọc rộng như một vành đai bắc qua vùng Sahel rộng lớn, từ Senegal ở phía tây tới Djibouti ở phía đông, vào năm 2030. Tuy nhiên, nhiệt độ tăng cao và lượng mưa giảm khiến hàng triệu cây trồng chết hàng loạt.
Hình ảnh hoang vắng, khô cằn bao quanh ngôi làng Sahel ở Kebemer, Senegal ghi nhận vào 5/11 (Ảnh AP / Leo Correa).
Trước tình trạng trên, việc đẩy lùi sa mạc vẫn tiếp tục được thực hiện với quyết tâm cao ở Senegal nhưng với quy mô nhỏ hơn. Ở đầu phía tây của bức tường cây trong kế hoạch, nông dân Ibrahima Fall đi bộ dưới bóng mát của hàng chục cây chanh, dùng vòi tưới nước cho chúng. Dưới chân anh là đàn gà con, lông vàng óng nhào nhào chạy theo. Ngay phía bên ngoài “bức tường cây” kia là hình ảnh hoàn toàn trái ngược: đất đai khô cằn, hoang vắng.
Chuyện “bức tường xanh” hơn 8000km chống sa mạc hóa, cứu hành tinh
Ông Ibrahima Fall tưới nước, chăm sóc cho vườn chanh của mình ở làng Ndiawagne Fall, Kebemer, Senegal (Ảnh AP / Leo Correa).
Vườn chanh ở đây cung cấp nơi tránh nóng và hạn chế gió cát. Bên ngoài những bức tường thấp của ngôi làng, gió cuốn cát bay mù mịt lên không trung, thúc đẩy sa mạc hóa – quá trình khiến đất màu mỡ biến đổi dần thành sa mạc khô cằn, thường do hạn hán và chặt phá rừng.
Ông Ibrahima Fall bắt đầu trồng vườn chanh từ năm 2016. Tháng cao điểm, anh có thể xuất bán 20 – 40kg chanh/tuần, mang tới nguồn thu nhập rất cao so với trồng lạc trước đây.
Thu hoạch chanh giúp ông Fall cải thiện thu nhập (Ảnh AP / Leo Correa).
Vườn chanh của Fall nằm trong số 800 vườn chanh nhỏ ở 6 cộng đồng của thị trấn Kebemer. Từ việc bán chanh, người dân có tiền để xây dựng nhà gạch, xi măng kiên cố thay thế những căn nhà rơm lụp xụp, mua thêm gia súc, gia cầm để chăn nuôi, cải thiện cuộc sống. Ngôi làng cũng lắp pin mặt trời để bơm nước từ giếng chung, giúp người dân ở vùng sa mạc này bớt nỗi lo thiếu nước.
Đến nay, sau 14 năm ròng rã, các quốc gia châu Phi mới hoàn thành 4% mục tiêu ban đầu của dự án Bức tường xanh vĩ đại và ước tính cần đến 43 tỷ USD để đạt phần còn lại. Nhận thấy khả năng hoàn thành dự án theo đúng tiến độ là quá khó khăn, những nhà tổ chức chuyển hướng: thay vì trồng bức tường xanh vĩ đại khổng lồ, họ khích lệ thực hiện những dự án nhỏ lâu dài hơn để ngăn chặn sa mạc hóa, kết hợp cải thiện đời sống và giúp đỡ vùng nông nghiệp gặp nhiều khó khăn nhất.
“Nếu dự án không có sự chung tay của cộng đồng chắc chắn sẽ thất bại”, Diegane Ndiaye, thành viên của tổ chức SOS Sahel – chuyên hỗ trợ các chương trình trồng cây ở Senegal và nhiều nước khác dọc Sahel chia sẻ. Sahel là khu vực rộng lớn, nối phía bắc sa mạc Sahara và đồng cỏ châu Phi ôn hòa hơn ở phía nam. Chương trình của tổ chức SOS Sahel tập trung vào khôi phục môi trường và hồi sinh hoạt động kinh tế tại những ngôi làng ở Sahel. Với lượng mưa ngày càng ít và sự xâm lấn của sa mạc, vùng đất này là khu vực rất dễ chịu tác động từ biến đổi khí hậu. “Chúng tôi muốn cứu nơi đây khỏi sự tổn thương do biến đổi khí hậu, cải tạo môi trường, bảo vệ vùng đất làm nông nghiệp”, Diegane Ndiaye cho biết.
(Ảnh AP / Leo Correa)
Ở vùng ven biển Đại Tây Dương của Senegal, những cây phi lao trải rộng từ Dakar tới thành phố phía bắc St. Louis, hình thành một hàng rào bảo vệ nơi bắt đầu Bức tường xanh – cũng là nơi trồng hơn 80% rau xanh ở Senegal. Tán cây vươn cao ngăn gió mạnh từ đại dương.
Dự án tái trồng rừng này bắt đầu vào thập niên 1970, nhưng nhiều cây bị chặt hạ để lấy gỗ và công tác phục hồi mới bắt đầu gần đây. Người dân cũng trồng cây phía trước đụn cát gần nguồn nước để ngăn chúng bị di chuyển.
Rặng phi lao được trồng ven bờ biển (Ảnh AP / Leo Correa).
Ông Akinwumi A. Adesina – chủ tịch Ngân hàng phát triển châu Phi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ngăn chặn sa mạc hóa ở Sahel tại hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP26 của Liên Hợp Quốc và cam kết cấp 6,5 tỷ USD cho dự án Bức tường xanh vào năm 2025.
Mới đây, tại Senegal bắt đầu triển khai thêm dự án: những khu vườn hình tròn mang tên “tolou keur” trong tiếng Wolof. Khu vườn bao gồm nhiều loại cây được trồng theo sự tính toán kỹ càng, để cây lớn hơn bảo vệ cây yếu hơn.
Vòng ngoài của khu vườn trồng cây chùm ngây, xô thơm, đu đủ và xoài có khả năng chịu hạn tốt. Những cây này được trồng để rễ mọc hướng vào trong nhằm cải thiện khả năng giữ nước cho mảnh đất.
Senegal có tổng cộng 20 khu vườn tròn, mỗi khu vườn được điều chỉnh theo đất đai, văn hóa và nhu cầu của từng cộng đồng. Kết quả ban đầu cho thấy kiểu vườn này đang phát triển tốt trong khu vực xây Bức tường xanh. Được biết, hiện nay Hoa Kỳ cũng đang muốn hợp tác với các quốc gia châu Phi để cùng kiên quyết chống biến đổi khí hậu.
Căn nhà mái ngói đỏ tươi này có diện tích hơn 350m2, được xây dựng trên mảnh đất rộng 1.335m2 tại Kottayam, bang Kerala, Ấn Độ. Phần diện tích đất còn lại được kiến trúc sư thiết kế thành khu vườn xanh mát và sân chơi dành cho các thành viên trong gia đình.Kottayam là một trong những khu vực có khí hậu đặc trưng của vùng nhiệt đới xích đạo với thời tiết nắng nóng quanh năm. Bởi vậy, công trình được thiết kế với tiêu chí hàng đầu là khả năng cách nhiệt. Xung quanh nhà, kiến trúc sư ưu tiên trồng nhiều cây xanh, tạo không gian mát mẻ, gần gũi với thiên nhiên.Bên trong, không gian được ứng dụng nhiều giải pháp để tăng cường khả năng làm mát, giảm tác động nhiệt từ ánh sáng mặt trời như hốc gió trên trần, tháp gió phía trên cầu thang trung tâm, hệ thống thoát khí trong phòng ngủ, không lắp trần giả, mái ngói gạch đất sét nung và sơn cách nhiệt,…Nhờ đó mà công trình không cần điều hòa nhiệt độ vẫn mát mẻ, thoáng đãng, giúp gia chủ tiết kiệm điện năng.Ngoài ra, hệ thống thông gió chéo kết hợp với thiết kế trần cao hơn so với các ngôi nhà thông thường giúp không gian trong các phòng chức năng luôn thoáng sáng, mát mẻ, mang lại cảm giác dễ chịu, thư thái cho mọi thành viên.Ngôi nhà nổi bật giữa các công trình xung quanh ở địa phương nhờ phần mái có thiết kế được lấy cảm hứng từ các cung điện cũ ở Ấn Độ và tối giản hóa kiến trúc của vùng Kerala truyền thống. Mái nhà được điều chỉnh tỉ mỉ để phù hợp với lối sống của một gia đình bốn người luôn có ý thức bảo vệ môi trường.Vì diện tích rộng nên nhà được phân chia thành 3 khu vực sinh hoạt khác nhau, đáp ứng các nhu cầu công năng riêng biệt. Khu vực thứ nhất có gara, hành lang và phòng khách. Khu thứ hai là không gian dành cho các hoạt động chung, bao gồm phòng khách, phòng ăn, bếp nấu và thư viện.Cuối cùng là khu vực riêng tư, được thiết kế đều cho các thành viên như phòng ngủ master, phòng ngủ cho khách ở tầng 1 và tầng 2 gồm hai phòng ngủ cho các con.Trong nhà, từ kiểu dáng nội thất đến vật liệu đều được kiến trúc sư tính toán kỹ lưỡng để đảm bảo tiêu chí làm mát khắp các không gian, từ đó giảm tác động nhiệt một cách tự nhiên, an toàn và hiệu quả.Đặc biệt, cửa sổ, cầu thang và đồ nội thất được làm hoàn toàn từ vật liệu bản địa, tôn lên vẻ truyền thống, mang đậm văn hóa của vùng đất này. Mọi khu vực đều thiết kế thoáng đãng, tràn ngập ánh sáng tự nhiên.Phòng khách nổi bật bởi những bức tường gạch màu đỏ và ghế sofa màu xanh hải quân, kết hợp độc đáo với tông màu đậm của tổng thể không gian.Khu vực bếp thiết kế tiện dụng, tối ưu không gian với quầy ăn sáng có thể thu gọn, tủ lạnh và lò nướng gắn liền cùng hệ thống tủ cao từ trần đến sàn tạo chỗ cất trữ đồ gọn gàng, giảm thiểu sự lộn xộn. Bếp cũng được bố trí gần với không gian ăn uống để thuận tiện cho việc phục vụ các bữa cơm hàng ngày.Cầu thang gỗ sang trọng được làm bằng chùm dây kim loại. Một giá trưng bày quanh bức tường gạch có chiều cao gấp đôi để đựng đồ trang trí, gồm nhiều họa tiết khác nhau tạo điểm nhấn cho khu vực cầu thang thêm sinh động, cá tính.Phòng ngủ của các con có tông màu trắng chủ đạo với các chi tiết điểm nhấn nhiều màu sắc như ghế sofa, gối hoa văn,… Trong phòng còn có khu vực thư giãn cạnh cửa sổ, làm nơi đọc sách, ngắm cảnh rất thú vị.Không chỉ chăm chút nội thất từng khu vực bên trong, nhóm thiết kế còn dành tâm huyết tạo ra hệ sinh thái xanh mát bao quanh công trình, hướng tới mục tiêu duy trì sự bền vững. Một khu vườn nhỏ và giếng nước cung cấp các điều kiện cần thiết để gia chủ có thể trồng các loại cây yêu thích.
Ngôi nhà cũng được trang bị hệ thống thu và dự trữ nước mưa, hệ thống ủ phân sinh học và các tấm pin mặt trời cung cấp nước nóng cả ngày. Cây cối trồng quanh nhà cũng được ưu tiên lựa chọn các giống bản địa, thích nghi tốt với điều kiện khí hậu địa phương để duy trì cảnh quan xanh mát.
Công ty khởi nghiệp Kitekraft của Đức đang phát triển turbine gió bay, giúp tiết kiệm vật liệu sản xuất gấp 10 lần so với turbine gió truyền thống. Theo thông tin từ công ty này, họ vừa thử nghiệm bay thành công, đánh dấu cột mốc quan trọng sản xuất 100kW điện đầu tiên.
Độc đáo turbine gió bay như cánh diều tạo ra điện
Công ty Kitekraft giải thích: Turbine bay sử dụng dây nối thay vì cột lớn nên có thể khiến chi phí năng lượng giảm gần một nửa so với những trang trại điện gió truyền thống ở cùng quy mô. Lượng khí thải carbon của thiết kế turbin bay cũng thấp hơn nhiều turbine gió tiêu chuẩn, một phần do trụ turbine gió lớn thường được vận chuyển bằng đường bộ.
Để đạt mục tiêu của mình, Kitekraft phát triển cánh diều tự động sản xuất năng lượng qua 8 cánh quạt nhỏ. Năng lượng sản sinh bởi chiếc diều sẽ truyền qua dây dẫn tới trạm mặt đất kết nối với mạng lưới điện. Đại diện Kitekraft cho biết nguyên mẫu của họ sản xuất cùng mức năng lượng như phần chóp của cánh quạt turbine gió lớn, bộ phận chuyển động nhanh nhất của cánh quạt.
“Turbine gió bay có thể điều chỉnh để sử dụng ngoài khơi bởi nó không cần nền móng lắp dưới đáy biển như trụ turbine gió truyền thống. Trong điều kiện gió quá mạnh, cánh diều có thể điều chỉnh bay xuống thấp hơn để tránh hư hỏng”, ông Florian Bauer, đồng giám đốc điều hành của Kitekraft chia sẻ trong cuộc phỏng vấn với FastCompany.
Sau khi thử nghiệm bay tự động vào tháng 9/2021, ông Max Isensee, nhà đồng sáng lập Kitekfraft cho biết: công ty này đang tiếp tục làm việc để đưa ra thiết kế cuối cùng. Các kỹ sư đã kiểm tra hoạt động một số hệ thống mới bao gồm bộ cánh, mũi tên chỉ hướng gió, máy tính điều khiển bay qua những lần thử nghiệm.
Công ty dự định triển khai cỗ máy này tại những hòn đảo xa xôi – nơi mà việc vận chuyển cơ sở hạ tầng của trang trại điện gió truyền thống kém khả thi.
Công trình có tên Rock House tọa lạc tại Gujarat – Ahmedabad, Ấn Độ có diện tích hơn 100m2 và gây ấn tượng bởi lối kiến trúc mang đậm nét cổ điển. Chủ nhân ngôi nhà là một cặp vợ chồng mong muốn có không gian sống bình dị, hài hòa với thiên nhiên.
Đội ngũ kiến trúc sư quyết định lựa chọn xây dựng Rock House từ những vật liệu tự nhiên có sẵn tại địa phương, đảm bảo tính bền vững và thân thiện với môi trường của công trình, đồng thời không làm xáo trộn cảnh quan thiên nhiên xung quanh.Nhóm thiết kế ưu tiên sử dụng chất liệu chính là đá vàng Dhrangadhdra – một loại đá bản địa có nhiều ở nơi đây, góp phần làm nên bản sắc riêng cho ngôi nhà. Những khối đá tự nhiên với kích cỡ lớn nhỏ khác nhau được sắp khéo léo thành các bức tường kiên cố, ôm lấy khuôn viên tràn ngập cây xanh. Nhờ đó mà ngôi nhà mang lại cảm giác đầy hoang sơ nhưng không kém phần hùng vĩ.Xung quanh Rock House là những cây xanh cao lớn, xòe tán rộng đóng vai trò như những tấm chắn nắng tự nhiên, tạo bóng râm mát cho khắp các lối đi và vùng ngoại vi của ngôi nhà. Dưới những tán cây này cũng là nơi trú ẩn và tìm kiếm thức ăn của nhiều loài chim và động vật nhỏ, từ đó tạo hệ sinh thái đa dạng ngay tại công trình.Nhà có kết cấu một tầng gồm phòng khách, bếp, phòng ngủ và công trình phụ. Mỗi căn phòng được thiết kế diện tích vừa đủ, tạo cảm giác ấm cúng nhưng vẫn tiện nghi. Khu vực sinh hoạt chung được thiết kế mở, cấu trúc giảm thiểu hình thức xây dựng để tôn lên nét đẹp của thiên nhiên, mang đến không gian sống trong lành, bình dị.Giữa các khu vực đều không có vách ngăn. Cảnh quan tổng thể được phân chia ranh giới một cách tự nhiên bằng hệ thảm thực vật phong phú. Các không gian cũng hạn chế xây cột để tăng cảm giác rộng rãi, thoáng đãng và mở rộng tầm nhìn bao quát ra khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp bên ngoài.Ngoài ra, ngôi nhà sử dụng hệ cửa kính cỡ lớn từ sàn đến trần vừa đóng vai trò như “bức tường” bảo vệ ngôi nhà, vừa có tác dụng lấy sáng, đón gió hiệu quả. Gia chủ có thể cảm nhận sự thay đổi của thời gian trong ngày và các mùa trong năm nhờ thiết kế vách kính độc đáo này.Phòng khách rộng rãi với chiếc bàn trà thiết kế độc đáo tựa như một món đồ khảo cổ quý hiếm. Ở lối ra vào nhà có cánh cửa thiết kế theo phong cách trung cổ, trở thành vật trang trí độc đáo trên bức tường đá kiên cố.
Nội thất của Rock House được lấp đầy bởi nhiều món đồ trang trí cổ điển với các gam màu ấm nóng và hoa văn mang đậm nét đặc trưng của Ấn Độ. Cách bài trí này kết hợp với chất liệu gạch đá ở các bức tường càng làm tăng thêm diện mạo độc đáo cho công trình.
Khu vực bếp thoáng sáng, hạn chế sử dụng các vật dụng thừa để tối ưu không gian. Điểm nhấn ở đây là bàn ăn được đặt chéo, tạo nét phá cách trong không gian bếp giản dị và mộc mạc.Phòng ngủ gây ấn tượng với phần tường đá nổi bật, kết hợp với các chi tiết hoa văn cổ điển, mang đến cảm giác ấm cúng cho không gian nghỉ ngơi riêng tư. Những chiếc cột trụ cổ điển cũng được tận dụng thành vật trang trí trong căn phòng.Bên ngoài ngôi nhà, gia chủ bố trí những chiếc bình đất nung có kích cỡ khác nhau làm chậu trồng cây.Công trình được xây dựng từ những vật liệu thuần tự nhiên, mang đến không gian sống bình dị như gia chủ quay ngược trở lại thời kỳ cổ đại, nơi con người và thiên nhiên sống hài hòa cùng nhau. Nhờ đó mà gia chủ luôn cảm thấy thư giãn, an yên trong ngôi nhà tràn ngập cây xanh, nắng và gió.
Thái tử Mohammed bin Salman của Arab Saudi lần đầu tiên công bố kế hoạch xây dựng “thành phố thẳng” thân thiện với môi trường mang tên The Line hồi tháng 1/2021. The Line là chuỗi đô thị khổng lồ với nhiều cụm công trình dọc theo một trục trung tâm, tạo thành một đường thẳng dài 170km kết nối bờ Biển Đỏ với vùng tây bắc Arab Saudi.Theo bản thiết kế trên website của dự án, cấu trúc thành phố gồm 3 tầng: tầng trên dành cho người đi bộ và hai tầng ngầm cho giao thông và cơ sở hạ tầng.
Đặc biệt, việc bố trí giao thông và cơ sở hạ tầng dưới lòng đất giúp hạn chế khí thải carbon và quá trình xâm lấn, xây dựng có thể giúp bảo tồn 95% hệ sinh thái tự nhiên của thành phố. Ngoài ra, cảnh quan khu vực sẽ biến đổi linh hoạt nhờ máy tạo mây, cát phát sáng và mặt trăng nhân tạo khổng lồ chiếu sáng vào ban đêm.
The Line được mô tả là một thành phố thông minh, ứng phó trực tiếp với những thách thức ngày càng tăng như dân số đông đúc, ô nhiễm môi trường, tắc nghẽn giao thông và cơ sở hạ tầng lạc hậu. The Line sẽ hoàn toàn được vận hành bởi Trí tuệ nhân tạo (AI). Theo đó, hơn 90% dữ liệu của cư dân và các doanh nghiệp trong thành phố sẽ được phân tích liên tục, từ đó giúp cải thiện chất lượng sống và các dịch vụ.
Siêu đô thị này sẽ sử dụng 100% năng lượng sạch thông qua các trang trại điện gió, năng lượng mặt trời và công nghệ tiên tiến biến đổi nước thành oxy và hydro.
“Thành phố có chi phí cơ sở hạ tầng giảm 30%, chất lượng tăng 30% và sử dụng 100% năng lượng tái tạo. The Line sẽ là một dự án mang tính cách mạng đặt con người lên hàng đầu”, Thái tử Mohammed bin Salman chia sẻ.
The Line sẽ có sức chứa 1 triệu người, tất cả đều sống trong vòng 5 phút đi bộ với những nơi cung cấp dịch vụ thiết yếu hàng ngày như trường học, nhà hàng, phòng khám, địa điểm vui chơi giải trí và các không gian xanh. Hành trình di chuyển trong thành phố cũng sẽ không kéo dài quá 20 phút.
Theo giám đốc quản lý dự án Nadhmi Al-Nasr, thành phố sẽ đón những cư dân đầu tiên vào năm 2024. Nguồn vốn đầu tư 100 – 200 tỷ USD vào “thành phố thẳng” được tài trợ bởi chính phủ Arab Saudi, PIF (Quỹ đầu tư công của Arab Saudi) và các nhà đầu tư địa phương cũng như quốc tế. Theo dự kiến, dự án sẽ tạo ra 380.000 việc làm mới và giúp GDP của quốc gia này tăng khoảng 48 triệu USD vào năm 2030.
The Line là mảnh ghép đầu tiên của dự án xây dựng lớn hơn mang tên Neom – một thành phố tự trị 500 triệu USD bao phủ 26.500 km2 đất ở vùng Tabuk của Arab Saudi, gần biên giới Jordan và Ai Cập. Toàn bộ khu vực này sẽ vận hành bằng năng lượng tái tạo.
Neom là từ ghép của từ “neos” (mới) trong tiếng Hy Lạp và “mustaqbal” (tương lai) trong tiếng Arab. Đây là kế hoạch tham vọng giúp Arab Saudi chấm dứt sự phụ thuộc vào dầu mỏ, đa dạng hóa nền kinh tế và biến quốc gia này thành một trung tâm công nghệ giống Thung lũng Silicon. Nó sẽ bao gồm các thị trấn, thành phố, khu nghiên cứu, giáo dục và các điểm thu hút khách du lịch.
“Neom là chất xúc tác cho sự tiến bộ của con người và tầm nhìn về một tương lai mới. Đây sẽ là điểm đến và là ngôi nhà cho những người có mong muốn trở thành một phần trong việc xây dựng mô hình mới về khả năng sống đặc biệt, tạo ra các doanh nghiệp thịnh vượng và tái thiết lại công tác bảo vệ môi trường”, đại diện dự án cho biết.
Theo báo cáo của UNICEF, có ít nhất ba triệu thanh thiếu niên tại Việt Nam gặp phải các vấn đề về tâm lý, tinh thần nhưng sự can thiệp của y tế cũng như các hỗ trợ cần thiết chỉ tiếp cận được khoảng 20% trong số đó. Một khảo sát khác được thực hiện trên địa bàn TP HCM cũng cho ra kết quả khoảng 6% dân số bị mắc chứng trầm cảm và có xu hướng trẻ hóa với sự gia tăng số người mắc trong độ tuổi từ 15.
Ngày càng nhiều người trẻ, thanh thiếu niên mắc trầm cảm. Ảnh: Pexels
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thanh thiếu niên rơi vào trầm cảm. Chuyên gia tâm lý cho rằng căn bệnh này có thể xuất phát từ chính gia đình và điều kiện sống của các em. Trong đó, áp lực từ cha mẹ về thành tích học tập là nguyên nhân phổ biến hàng đầu.
eBox chủ đề “Trầm cảm tuổi vị thành niên”lên sóng từ 16/5 cung cấp kiến thức và giúp phụ huỳnh cùng con vượt qua áp lực tuổi mới lớn.
Cha mẹ thường có xu hướng đặt kỳ vọng quá cao so với năng lực thực tế trong khi ít lắng nghe nguyện vọng của các em. Khi kỳ vọng không đạt, phụ huynh dễ nóng giận, tỏ thái độ thất vọng thậm chí là bạo lực. Điều này khiến trẻ mất tự tin về bản thân, cảm thấy xấu hổ, thất bại. tự ti.
Tiếp đến, trầm cảm cũng có thể đến từ những tổn thương, cú sốc về mặt tâm lý mà các em phải trải qua trong giai đoạn dậy thì. Những chấn động về tâm lý có thể kể đến như mất đi người thân yêu nhất, thất bại trong học tập, bị lạm dụng tình dục, bạo lực học đường, miệt thị về ngoại hình.
Trẻ sẽ có những biểu hiện tâm lý bất thường như trở nên khép mình, luôn lo lắng sợ hãi, ít hoặc không giao tiếp với thế giới bên ngoài. Nếu không được đối thoại, định hướng tâm lý, các em rất dễ có những suy nghĩ tiêu cực dẫn đến trầm cảm.
Yếu tố môi trường cũng tác động rất lớn đến tâm lý trẻ vị thành niên. Những nội dung độc hại tràn lan trên không gian mạng cũng có thể trở thành nguyên nhân khiến trẻ có tâm lý bất ổn. Tiếp xúc nhiều, trẻ có nguy cơ trầm cảm hoặc hình thành những tính cách lệch chuẩn.
TS Đặng Hoàng Giang – diễn giả chia sẻ trong eBox chủ đề “Trầm cảm”. Ảnh: NVCC
Ngoài ra, nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ đã chỉ ra khoảng 40% trẻ trầm cảm có liên quan đến ADN. Trẻ có bố mẹ hoặc người thân trong gia đình bị trầm cảm thì khả năng trẻ bị chứng bệnh này cao gấp ba lần so với bình thường. Trẻ có tính cách trầm lắng, lòng tự trọng cao, dễ tổn thương cũng có khả năng mắc trầm cảm cao hơn bình thường.
Dù xuất phát từ nguyên nhân nào, trầm cảm ở trẻ vị thành niên có một điểm chung là vai trò của người làm cha, mẹ trong việc giáo dục, định hướng và đồng hành cùng con.
Để có cái nhìn chi tiết hơn về trầm cảm và những “bóng đen” mà căn bệnh phủ lên cuộc đời con trẻ, phụ huynh có thể đăng ký tham gia eBox chuyên đề “Trầm cảm tuổi vị thành niên” lên sóng từ 16/5. Chương trình mang đến 6 video là những câu chuyện người thật, việc thật xoay quanh căn bệnh trầm cảm, như: Ký ức, cú sốc tâm lý đầu đời và hành trình tự cứu lấy mình của Gen Z; câu chuyện của người mẹ dìu con qua cơn bão và cách tự chữa lành vết thương; những tổn thương từ trầm cảm và điều đúng đắn mà phụ huynh nên làm….
Chia sẻ tại số eBox lần này là những diễn giả, chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực tâm lý và hoạt động xã hội như PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa – Viện trưởng Viện Tâm lý học và Truyền thông; Tiến sĩ Đặng Hoàng Giang, tác giả cuốn sách “Đại dương đen”, nhà hoạt động xã hội. Cùng với đó, eBox số 8 còn có sự tham gia của MC, diễn viên Nguyễn Lâm Thảo Tâm – quán quân EF Challenge Vietnam 2016, người từng đại diện Việt Nam tham gia Diễn đàn Lãnh đạo trẻ thế giới.
Hiện tại, eBox “Trầm cảm tuổi vị thành niên” đang có mức giá 299.000 đồng. Độc giả quan tâm mua vé tham gia tại đây.
Năm 1987, ông Simon chuyển nhà từ Cambridge đến vùng ngoại ô Sheffield, Nam Yorkshire. Khu vườn rộng hơn 740m2 khi đó trống trơn. Người đàn ông trồng cái cây đầu tiên vào chậu nhỏ xuống khu vườn, khởi đầu cho sự nghiệp “gây rừng”. Ước muốn của nhà tư vấn sinh hóa lâm sàng là mang một nơi như Bhutan hoặc chút Đông Nam Á đến khu vườn.
Ông Simon trong khu vườn như rừng rậm sau nhà. Ảnh: Simon Olpin / SWNS
Sau nhiều đợt trồng và thử nghiệm, hiện tại, khu vườn có 25 loài tre, ba loài cọ, bốn loài bạch đàn và hàng trăm loại cây, bụi và thực vật khác.
“Thật tuyệt khi ở trong vườn vào một ngày nắng đẹp vì nó bình yên, ấm áp nhưng không ngột ngạt. Tôi có thể ngồi trong bóng râm mát và uống rượu hoặc trà với bạn bè”, ông nói thêm.
Tre đầy vườn nhà Simon, muốn đi qua phải luồn lách, như trong khu rừng tự nhiên. Ảnh: Simon Olpin / SWNS
Ông tạo một con đường nhỏ quanh co dẫn đến túp lều tranh, nằm dưới hai cây bạch đàn 32 tuổi. Cây cối được phát triển tự nhiên nên người muốn vào vườn phải luồn lách. “Nhưng như vậy mới giống rừng tự nhiên”, ông nói. Vị tiến sĩ thấy mình may mắn khi có những hàng xóm tốt bụng, không kêu ca khi có những cái cây của ông vươn hơn 13 mét.
Nhờ khu vườn sau nhà, các con của tiến sĩ Simon lớn lên với niềm yêu thích phiêu lưu. Hầu hết, những cái cây cao lớn hơn các con của ông. Từ bé, ba người con ông đều tin có hổ trong vườn và các nàng tiên cá để lại thư trên cây.
Sống độc thân hay thu mình lại, ít giao tiếp, kết nối với những người xung quanh có thể dẫn đến những hệ lụy về tâm thần kinh, trí não, nhất là suy giảm trí nhớ. Theo nghiên cứu của Đại học Bang Florida (Mỹ) trên 12.030 người trong vòng 10 năm cho thấy, sống cô đơn có liên quan đến việc tăng 40% nguy cơ sa sút trí tuệ.
Nghiên cứu công bố trên tạp chí Thần kinh học của Mỹ (Neurology) gần đây cũng chỉ ra, nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ tăng gấp 3 lần ở 2.300 người Mỹ dưới 80 tuổi sống một mình tham gia nghiên cứu.
Sống đơn độc lâu ngày làm tăng nguy cơ giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ khi về già. Ảnh: Shutterstock
Giả thuyết đưa ra là, sự cô đơn kích hoạt phản ứng căng thẳng sinh học theo chiều hướng mạn tính, từ đó gia tăng tích tụ protein Beta-Amyloid và protein Tau trong não. Khi hai loại protein này phát triển bất thường sẽ dẫn đến hiện tượng chết tế bào thần kinh (neurons), thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh và mất các khớp thần kinh. Chúng cản trở quá trình vận chuyển dinh dưỡng đến các neurons, làm giảm khả năng dẫn truyền tín hiệu ở não. Những tác động này là yếu tố góp phần gây ra các triệu chứng của sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer.
Phản ứng căng thẳng khi sống cô đơn cũng khiến gốc tự do tăng sinh quá mức trong cơ thể. Theo PGS.TS.BS Nguyễn Văn Liệu – Trưởng khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, gốc tự do làm xơ hóa các bao myelin và các đầu sợi trục tế bào thần kinh, khiến liên kết giữa các tế bào thần kinh giảm cả về số lượng lẫn chất lượng, gây rối loạn chức năng não, dẫn đến suy giảm trí nhớ và giảm mức độ nhận thức.
Bác sĩ Liệu chia sẻ thêm, nhiều người sống một mình thường có thói quen ăn uống không điều độ, thức khuya, sử dụng thiết bị điện tử nhiều… Những thói quen này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe não bộ, làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ và nhiều vấn đề thần kinh phổ biến khác như mất ngủ, đau đầu, chóng mặt…
Tăng kết nối có lợi cho trí não
Để giảm thiểu ảnh hưởng đến trí não và trí nhớ, theo các chuyên gia, bạn cần hạn chế các cảm xúc tiêu cực như buồn bã, lo lắng do thiếu kết nối với người khác. Duy trì các mối quan hệ chất lượng (như với người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp thân thiết…), giảm thiểu các cảm xúc tiêu cực góp phần bảo vệ sức khỏe não bộ, hạn chế suy giảm nhận thức và sa sút trí tuệ theo thời gian.
Người độc thân nên tích cực tham gia các hoạt động hội, nhóm, như làm tình nguyện viên, từ thiện, câu lạc bộ sách, câu lạc bộ khiêu vũ… Những hoạt động vui vẻ, ý nghĩa sẽ kích thích cơ thể giải phóng các hormone có lợi, giúp thư thái và giảm bớt sự cô đơn. Cùng với hoạt động tập thể kết nối với người khác, bạn cũng cần chú trọng vào các hoạt động cá nhân, chẳng hạn như đọc sách, viết sách, nuôi thú cưng, trồng cây cảnh, đăng ký lớp học ngoại ngữ, vẽ tranh, du lịch… Trải nghiệm và khám phá các hoạt động mới mẻ là liều thuốc tự nhiên có lợi cho trí não và xua tan nỗi cô đơn.
Nuôi thú cưng cũng là một cách giảm bớt sự cô đơn khi ở một mình. Ảnh: Shutterstock
Bác sĩ Liệu cho biết thêm, bên cạnh đi khám chuyên khoa tâm thần kinh, những người hay căng thẳng, rối loạn lo âu cần chú trọng chăm sóc bản thân. Thực hiện lối sống khoa học gồm tập thể dục đều đặn, ngủ đủ giấc và ăn uống hợp lý, kết hợp bổ sung các dưỡng chất tự nhiên như từ quả việt quất (blueberry) và ginkgo biloba góp phần điều hòa gốc tự do, hỗ trợ thúc đẩy máu và dưỡng chất lên não, tăng khả năng dẫn truyền thần kinh… Đây là cách góp phần kiểm soát căng thẳng, nhờ đó cải thiện sức khỏe não bộ.
Ví dụ gần nhất là vụ nam thanh niên 23 tuổi, người Mỹ, cùng hai người họ hàng đi bộ đến Vesuvius – ngọn núi lửa cao 1.280 m ở vùng Campania của Italy, hôm 9/7. Vị khách được cho là đánh rơi điện thoại lúc đang chụp ảnh và trượt chân rơi xuống miệng núi lửa. Không mất mạng nhưng nạn nhân bị trầy xước khá nặng.
Hồi tháng 1, Richard Jacobson, 21 tuổi, đi bộ đêm trên dãy núi Superstition ở Arizona (Mỹ), với đích đến là vách đá cheo leo để chụp ảnh tự sướng với không gian bên dưới là ánh đèn của toàn thành phố Phoenix. Nhưng người này bị trượt chân và rơi xuống vực sâu khoảng 214 m. Một người leo núi đã tìm thấy thi thể của Jacobson gần đỉnh Flatiron ở Công viên Lost Dutchman State, hôm 24/1.
Một người chụp ảnh tự sướng khi đi du lịch. Ảnh minh họa: REUTERS/Alexey Pavlishak
Nghiên cứu của các nhà khoa học Ấn Độ cho biết, từ tháng 10/2011 đến tháng 11/2017, có 259 trường hợp tử vong khi cố chụp ảnh tự sướng, các nạn nhân có tuổi trung bình là 23 tuổi.
Khoảng 72,5% nạn nhân tử vong xảy ra ở nam và 27,5% ở nữ. Số vụ tử vong do chụp ảnh tự sướng cao nhất được ghi nhận ở Ấn Độ, tiếp theo là Nga, Mỹ và Pakistan.
Chụp ảnh tự sướng (selfie) được từ điển Oxford đặt tên là từ của năm 2013, mô tả là bức ảnh chụp chính mình (hoặc nhóm), thường sử dụng điện thoại thông minh với mục đích chia sẻ trên mạng xã hội.
Google ước tính 24 tỷ bức ảnh tự chụp đã được tải lên Google Photos vào năm 2015. Khoảng một triệu bức ảnh tự chụp được đăng tải mỗi ngày trong nhóm nhân khẩu học từ 18 đến 24 tuổi. Trung tâm nghiên cứu Pew của Mỹ đã phát hiện khoảng 55% thế hệ millenials đã đăng ảnh tự sướng trên các dịch vụ truyền thông xã hội.
Nhưng tại sao nhiều người chấp nhận mạo hiểm cả tính mạng để có một bức ảnh hoàn hảo?
Tiến sĩ Pamela Rutledge tại Đại học Fielding Graduate ở Santa Barbara, California (Mỹ), giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tâm lý truyền thông cảm thấy có nhiều thứ nguy hiểm đối với “văn hóa chụp ảnh tự sướng”.
Rutledge cho biết đa số những người hưởng ứng văn hóa này đều là người trẻ, và công nghệ cũng thúc đẩy hiện tượng “tự sướng” phát triển mạnh. Chưa kể, nhiều trang web chia sẻ thông tin “cách có một bức ảnh tự sướng hoàn hảo” hay “các tư thế chụp ảnh tự sướng khác nhau”. Ngoài ra, các sự kiện tổ chức cuộc thi ảnh tự chụp ở trường học, công ty hoặc cộng đồng có giải thưởng, cũng khiến nhiều người bất chấp mạo hiểm.
Một cặp đôi ngồi trên xe mui trần khi họ chụp ảnh tự sướng. Ảnh: iStock
Ngoài ra, chụp ảnh tự sướng còn nhằm mục đích gây ấn tượng với mọi người trên các phương tiện truyền thông. Natalie Bloom, 23 tuổi, ở ngoại ô Boston, nhận thấy nhiều người đang quan tâm đến việc tạo ấn tượng với bạn bè thông qua mạng xã hội bằng những bức ảnh tuyệt vời nhất. “Vì vậy họ đã làm những điều liều lĩnh, không suy nghĩ chúng nguy hiểm như thế nào”, cô gái trẻ bày tỏ.
Amanda Buczynski, 23 tuổi, ở Boston, cũng đồng tình và cho rằng nỗi ám ảnh của xã hội về mạng xã hội khiến mọi người làm những điều điên rồ để có một bức ảnh đẹp. “Các phương tiện truyền thông xã hội khiến mọi người tin tưởng vào sự xác nhận của người khác thông qua số lượt thích và bình luận”, Amanda nói.
Nhà tâm lý học, Tiến sĩ Tracy Alloway, cho biết chất dẫn truyền thần kinh dopamine khiến một người bình thường nảy sinh hành động mạo hiểm. Nhất là khi thấy lượt thích hoặc bình luận tích cực dưới bài đăng, một lượng lớn dopamine tạo cảm giác phấn khích được hình thành và khuyến khích người đó thực hiện lại hành vi đó.
Người phụ nữ 40 tuổi lập tức bị lôi cuốn. Cô rủ chồng, con tham gia trượt ván, thậm chí giới thiệu với hàng chục nữ đồng nghiệp khác. “Với công việc, cuộc sống của tôi, trượt ván có tác dụng tích cực”, Zhao nói và cho biết nó giúp cô giảm cân, bớt lo lắng về việc học của con.
Surfskating, một phiên bản trượt ván thân thiện với người mới chơi, có cụm bánh trước linh hoạt, tạo ra những cú ngoặt gấp như trượt ván, xuất hiện ở các thành phố Trung Quốc từ đầu năm nay, được phụ nữ đặc biệt yêu thích.
Các thành viên của Cộng đồng lướt ván nữ Bắc Kinh tham gia một buổi đào tạo dành cho người mới bắt đầu, bên ngoài Sân vận động thể thao quốc gia ở Bắc Kinh, Trung Quốc vào ngày 19/6/2022.
ẢNH: Reuters
Các câu lạc bộ, các lớp học nhóm bộ môn này phát triển mạnh mẽ ở Trung Quốc. Theo vũ công chuyên nghiệp tên là Duo Lan, lớp học miễn phí hàng tuần dành cho phụ nữ ở Bắc Kinh mở cuối tháng 4 đã tăng từ 10 người đã tăng lên gần 100 người.
Các kết quả tìm kiếm về trượt ván tăng vọt ở Trung Quốc. Xiaohongshu, một ứng dụng đề xuất lối sống và mua sắm, cho biết cụm “ván trượt trên cạn” đã tăng 50 lần trong tháng 6, so với một năm trước.
Cô gái là thành viên Cộng đồng lướt ván nữ Bắc Kinh tập luyện hôm 19/6/2022. Ảnh: Reuters
Trong báo cáo tăng trưởng, công ty thương mại điện tử JD.com cho hay, doanh số bán ván trượt tăng 80% trong tháng 6, so với cùng kỳ năm ngoái.
Tại một trong năm, doanh thu ở chi nhánh của cửa hàng ván trượt Burning Ice ở Bắc Kinh tăng khoảng 300%. Trong đó, phụ nữ mua hàng chiếm 70% doanh thu.
Ngoài giảm căng thẳng, trượt ván khiến Zhao thấy thỏa mãn và tràn đầy năng lượng tích cực. Nó thôi thúc cô bước ra bên ngoài, mặc quần áo sặc sỡ hơn và lần đầu tiên nhuộm tóc màu sáng. “Qua môn thể thao này, tôi muốn khám phá về bản thân mình nhiều hơn”, người phụ nữ nhận định.
Một số người cho biết môn thể thao này trở thành sở thích, khi Covid-19 khiến du lịch mùa hè khó khăn.
Chen Yanni, 29 tuổi, cũng thử lướt ván sau khi nhìn thấy nó trên mạng xã hội. “Thật tự do. Tôi sắp 30 nhưng thấy mình thật trẻ. Cứ như đang hồi teen”, cô gái làm trong lĩnh vực IT, nói.
Yoyo, 34 tuổi, một chuyên gia tài chính, huấn luyện viên lặn kiêm vận động viên lướt sóng bán thời gian cho biết: “Tôi có cảm giác rằng mình đã trở lại bãi biển. Mùa hè nóng nực mà có gió lùa vào tóc là thấy tự do”.
Cả hai khởi hành hôm 28/6, dự kiến kết thúc vào cuối tháng 7, tổng quãng đường dài hơn 1.400 km. Mỗi ngày, hai người đi khoảng 80 km. Toàn bộ hành trình đạp xe họ đều ở trạng thái khỏa thân hoàn toàn.
“Là người theo chủ nghĩa tự nhiên, mong được kết nối với thiên nhiên và coi trọng sức khỏe tinh thần, tôi thấy đây là hoạt động phù hợp để thay đổi nhận thức của mọi người”, ông Colin nói.
Đôi bạn khỏa thân đang thực hiện hành trình đạp xe để gây quỹ từ thiện, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường. Ảnh: Colin Unsworth / SWNS
Bên cạnh sự cổ vũ, hành trình cũng gặp phải khó khăn. Chiều 4/7, khi đang đạp xe trên đường A912, một lái xe ô tô đã cố tình đâm vào họ. Cú đâm mạnh khiến cả hai văng khỏi xe.
Không bị thương nặng nhưng Colin và Sadie đều choáng váng, cơ thể bầm tím. Cảnh sát địa phương đã tiếp nhận vụ việc để điều tra.
“Đa phần người đi đường đều mỉm cười hoặc cổ vũ khi thấy chúng tôi. Bất cứ ai hỏi, tôi đều trả lời đang đạp xe gây quỹ từ thiện và nhận được lời chúc may mắn. Nhưng vẫn có những người quá khích”, ông Colin nói và cho biết phải dành hai ngày để dưỡng sức, sửa xe, trước khi tiếp tục hành trình.
Về vấn đề pháp lý khi khỏa thân đạp xe, ông Colin cho biết không gặp phải rắc rối với cảnh sát, bởi ở Anh và xứ Wales đây không phải hành vi phạm pháp, trừ khi có sự quấy rối hay bạo lực. Tuy nhiên khi tới Scotland, cả hai phải dừng lại nhiều lần để làm việc với cảnh sát. “Nhưng nhìn chung không có vấn đề lớn nào phát sinh gây cản trở hành trình”, người đàn ông 52 tuổi nói.
Một số bài tập thị lực dưới đây giúp cơ mắt săn chắc, đảm bảo các dây thần kinh nhãn khoa nhận được nguồn cung cấp máu ổn định. Thực hiện các bài tập mắt thường xuyên có thể giảm mỏi mắt, cải thiện khả năng tập trung và thị lực của trẻ.
Bài tập bút chì
Trẻ cầm bút chì bằng một cánh tay và tập trung hướng nhìn vào nó. Đưa bút chì từ từ lại gần mũi, sau đó di chuyển bút chì ra xa tầm nhìn cho đến khi cây bút chì xuất hiện dưới dạng hình ảnh kép. Bài tập này nên lặp lại khoảng 9-10 lần một ngày, giúp điều chỉnh các rối loạn thị giác, đặc biệt là chứng mắt lác.
Bài tập đảo mắt
Với bài tập này, trẻ cần đảo mắt theo chiều kim đồng hồ trong vài giây, sau đó đảo ngược lại. Bài tập giúp cải thiện thị lực yếu nên được lặp lại 4-5 lần một ngày.
Bài tập chớp mắt
Chớp mắt liên tục 20-30 lần, sau đó nhắm mắt lại nghỉ ngơi một chút. Thực hiện bài tập này hai lần mỗi ngày.
Bài tập với ánh nắng
Trẻ có thể tắm ánh nắng ban mai bằng cách ngửa đầu, nhắm mắt lại, để ánh nắng mặt trời buổi sớm chiếu vào mí mắt, đồng thời hít thở sâu. Làm điều này hàng ngày trong vài phút.
Bài tập với đồng hồ
Dạy trẻ tưởng tượng về một chiếc đồng hồ lớn, yêu cầu bé nhìn vào vị trí trung tâm của đồng hồ, sau đó tưởng tượng một con số, nhìn vào vị trí của con số đó trên đồng hồ, rồi nhìn lại vị trí trung tâm. Bài tập này nên lặp lại ít nhất 10 lần một ngày.
Bài tập lắc lư mắt
Treo một quả bóng vào một sợi dây sao cho ngang tầm với mũi của trẻ. Đung đưa quả bóng và yêu cầu bé quan sát nó thật kỹ. Lưu ý, trẻ chỉ nên theo dõi chuyển động của quả bóng bằng mắt. Lặp lại bài tập này trong khi lắc bóng từ bên này sang bên kia.
Bài tập ‘con lắc’ chân
Yêu cầu trẻ nhắm mắt, đứng đối diện với ánh nắng mặt trời buổi sớm. Sau đó, trẻ cần dang hai chân rộng bằng vai, nâng từng chân lên sao cho chuyển động như một con lắc. Các bé nên thực hành bài tập này trong một phút mỗi ngày.
Bài tập tung bóng
Rèn luyện bài tập này bằng cách ném bóng bằng tay phải và bắt bóng bằng tay trái. Sau đó, ném theo hướng ngược lại. Trẻ cần quan sát chuyển động của quả bóng và chớp mắt mỗi khi bắt bóng bằng một tay. Lưu ý, nên ném bóng ở vị trí thấp hơn tầm mắt.
Bài tập bóng nảy
Tung bóng bằng một tay và bắt bóng bằng tay kia. Quả bóng sẽ nảy theo chuyển động giống chữ V. Trong khi thực hiện động tác này, trẻ cần theo dõi chuyển động của quả bóng bằng mắt.
Bị khuyết tật bẩm sinh song Toán luôn quyết tâm theo đuổi con đường thiện nguyện. Nhìn anh nhỏ bé, đôi chân khập khiễng, hai tay cầm đồ không chặt, giọng nói đôi lúc hụt hơi, ít ai nghĩ rằng anh chính là “Hiệp sĩ tình nguyện”, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Thanh niên khuyết tật tỉnh Quảng Bình, bảo trợ cho nhiều trường hợp khó khăn. Anh cũng là cán bộ phụ trách truyền thông của Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi Quảng Bình.
Anh Toán (bìa trái) trong một lần hoạt động thiện nguyện tại Quảng Bình. Ảnh: Nối trọn yêu thương
Mẹ sinh ra khi Toán chưa đầy 7 tháng tuổi, nặng vỏn vẹn 1,1 kg, phải nuôi trong lồng ấp. Hai năm đầu, Toán phải nằm một chỗ. Mãi đến khi lên 5 tuổi, Toán mới chập chững tập đi. Thế nhưng, tay chân bé khiến cho việc di chuyển của anh hết sức khó khăn. Thậm chí việc học cũng bị ảnh hưởng. “Cầm bút không vững nên lúc mới đi học, tôi không viết mà chỉ đọc và học thuộc. Lên lớp 4, lớp 5 mới viết được nhưng nét chữ nguệch ngoạc”, anh Toán nhớ lại.
Hằng ngày, cậu học sinh khuyết tật bước thấp bước cao, xiêu vẹo trên con đường từ nhà đến trường. Cứ ngã rồi lại tự đứng dậy. Đau đớn nhưng chưa khi nào Toán chịu lùi bước. Hoàn tất chương trình trung học phổ thông, Toán đăng ký học tin học ở Trường trung cấp Kỹ thuật công nông nghiệp Quảng Bình, rồi thi đỗ vào hệ tại chức Trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội). Khi biết đến diễn đàn Quảng Bình Online (QBO) – nơi gặp gỡ của những người trẻ tuổi hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng, Toán đã đăng ký làm thành viên. Đây cũng chính là cơ duyên đưa anh bắt đầu hành trình theo đuổi thiện nguyện.
“Khi sinh ra lớn lên, tôi bị khuyết tật nên thấu hiểu được gia đình đã nuôi nấng chăm sóc mình như thế nào. Tôi bén duyên với thiện nguyện ngay từ chính tấm lòng trong gia đình mình ra. Nhiều người nói tôi ‘ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng’ hoặc ‘chưa lo được bản thân thì lo cho xã hội làm gì’. Những lúc ấy tôi chạnh lòng nhưng cũng cười thôi, tự nhủ phải cố gắng lên, biến lời nói của họ thành hành động của mình”, anh Toán chia sẻ.
Anh Lê Quang Toán và gia đình nhỏ của mình hiện tại. Ảnh: Nối trọn yêu thương
Để san bớt những khó khăn cùng những người yếu thế trong xã hội, anh đã đến những miền xa xôi của Quảng Bình, nơi có những mảnh đời khốn khó, có những em học sinh đến trường không được bữa no, không có quần áo lành lặn… Không chỉ tham gia các hoạt động nhân ái ở Quảng Bình, Lê Quang Toán và các nhóm tình nguyện còn đến thăm, tặng quà người dân khó khăn ở nhiều tỉnh thành khác và sang cả Campuchia. Anh được nhiều người gọi với cái tên trìu mến “Hiệp sĩ tình nguyện”. Anh Hà Đức Lưu, người tham gia hoạt động tại Câu lạc bộ Thanh niên cùng anh Toán được 5 năm chia sẻ: “Ở đây, mọi người luôn tôn trọng và bình đẳng, như một gia đình lớn. Anh Toán là một gương mặt tiêu biểu, để anh em nhìn vào đó làm động lực phấn đấu hơn nữa trong cuộc sống và công việc”.
Câu chuyện về hành trình theo đuổi hoạt động thiện nguyện của anh Toán đã lan tỏa nguồn năng lượng tích cực, yêu thương đến cộng đồng và trở thành chủ đề chính trong chương trình “Nối trọn yêu thương” của Truyền hình Nhân Đạo (VTV) vừa phát sóng cuối tháng 6 vừa qua.
Bà Trần Uyên Phương, Phó Tổng giám đốc tập đoàn Tân Hiệp Phát thay mặt công ty tặng anh Toán món quà cảm ơn vì những đóng góp cho cộng đồng. Ảnh: Nối trọn yêu thương
Là khách mời đặc biệt và đồng hành trong các số phát sóng của chương trình, bà Trần Uyên Phương, Phó tổng giám đốc tập đoàn Tân Hiệp Phát cho biết, anh Toán thực sự là một tấm gương truyền cảm hứng cho mọi người xung quanh. “Cảm ơn anh đã không chỉ hỗ trợ, giúp đỡ những người xung quanh mà tinh thần cầu tiến của anh đã vượt ra khỏi giới hạn biên giới Việt Nam, luôn mong muốn khát khao để được tiến bộ, học hỏi”.
“Tôi cảm thấy một nguồn năng lượng rất mạnh mẽ từ mỗi nhân vật trong chương trình Nối trọn yêu thương. Dù mỗi người có hoàn cảnh khác nhau, nhưng khi đối diện trước những biến cố, khó khăn trong cuộc sống, các bạn luôn có niềm tin và yêu cuộc sống của mình, cũng như truyền cảm hứng cho tôi và tất cả mọi người. Hy vọng rằng món quà của Tân Hiệp Phát sẽ là một sự ghi nhận và giúp ích cho các bạn nhiều hơn trong cuộc sống”, anh Toán chia sẻ.
Với nghị lực và nỗ lực không ngừng nghỉ vì cộng đồng, năm 2013, anh là một trong những khách mời tham gia hội nghị biểu dương người tàn tật và trẻ mồ côi toàn quốc tại Hà Nội. Tại đây, anh nhận bằng khen của Thủ tướng trao tặng Mới đây, anh cũng được Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tặng quà vì những đóng góp tích cực vào các hoạt động thiện nguyện, cùng tạo nên một xã hội gắn kết và yêu thương.
Năm 2000, chàng trai 20 tuổi Mạc Như Nhân từ Gia Lai ra Hà Nội làm trông xe, phụ quán ăn. Bạn cùng trọ thấy khéo tay, xui anh đi làm nghề mộc “cho lương cao”. Nhân xin vào làm một cửa hàng đồ gỗ trên phố Bạch Mai. Sau ba năm, khi có kinh nghiệm và chút vốn, anh nhận thầu các công trình dân dụng rồi chuyển sang buôn đồ gỗ. Đang lúc kiếm được, chàng trai Gia Lai bất ngờ bỏ về quê. “Tôi không hạnh phúc và tìm thấy giá trị trong công việc”, anh nói với bạn.
Trở lại Gia Lai sau 8 năm bôn ba ở thủ đô, Nhân mở công ty sản xuất cà phê sạch với quyết tâm “phải sản xuất ra sản phẩm, không thể mãi làm con buôn”. Nhưng lần khởi nghiệp này, anh chỉ cầm cự được một năm rồi phá sản vì vị cà phê khác lạ, giá đắt nên không ai mua.
Chán chường, Nhân vào Sài Gòn làm đủ nghề từ cò đất đến bán phở… cho đến khi lập gia đình. Năm 2012, vì không tìm thấy món quà ưng ý tặng sinh nhật vợ, anh tự làm một chiếc ví từ xơ mướp. Nhận quà, người vợ thốt lên: “Sao đẹp vậy. Chúng ta có thể khởi nghiệp từ sản phẩm này”.
Mười năm sau, mỗi tháng xưởng sản xuất xơ mướp của Mạc Như Nhân cho ra đời 50.000 sản phẩm như miếng rửa chén, cọ chén, bông tắm… xuất đi nhiều nước trên thế giới. Doanh thu có tháng lên đến cả tỷ đồng.
Anh Nhân vừa làm sản phẩm kiêm luôn bán hàng trong những ngày đầu tiên trưng bày sản phẩm ở các triển lãm, hội chợ tại TP HCM năm 2014. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Thực ra, đây không phải lần đầu tiên Mạc Như Nhân muốn làm một thứ gì đó “từ A-Z là của người Việt”. Năm 16 tuổi, đi qua Quảng Trị được dân địa phương tặng cho đĩa râu mực, cậu bé hỏi ra mới biết, thân mực mang xuất khẩu, râu mực bỏ lại bà con ăn. “Tại sao toàn mang nguyên liệu tốt xuất khẩu, rồi mua lại sản phẩm hoàn thiện với giá cao?”, Nhân thắc mắc rồi tự nhủ, sau này phải làm ra sản phẩm 100% của người Việt.
Thời đó, tình cờ phụ mẹ cắt xơ mướp làm giẻ rửa bát, thấy sợi xơ đan vào nhau đều, đẹp, Nhân nảy ý định làm kẹp tóc. Anh mua khung, tự cắt dán thành chiếc cặp hình cây đàn tặng bạn cùng lớp. Thấy mọi người thích thú, lúc rảnh Nhân lại lôi xơ mướp ra chế tác, bán cho cửa hàng lưu niệm.
Tốt nghiệp phổ thông, thấy xung quanh nhà có nhiều tre, nhưng mọi người chỉ đào măng ăn, chàng trai 18 tuổi lấy tiền tiết kiệm từ bán xơ mướp quyết khởi nghiệp. Anh cùng bạn thuê một xưởng tự sản xuất đồ mỹ nghệ từ tre. Những năm đó, Internet chưa phát triển, không có sẵn mẫu mã cũng như thông số kỹ thuật, hai người làm theo hình dung trong đầu, sai đâu sửa đó. Chiếc ghế tre đầu tiên ra đời nhưng không thể ngồi vì… quá cao.
Để sửa sai, Nhân đến quán cà phê đo kích thước bàn ghế cả buổi dù bị chủ quán lườm “cháy mặt”. Kể từ đó, những sản phẩm từ tre khác như lọ hoa, đèn treo, ấm phích lần lượt ra đời và được nhiều người đón nhận. Nhưng chỉ một năm sau, chàng trai bị lừa, mất hết nhà xưởng, đành bỏ nghề rồi mở quán cà phê nhưng cũng không thành công. Thất bại liên tiếp, anh bỏ quê ra Hà Nội rồi Sài Gòn lập nghiệp cho đến khi được vợ gợi ý “sao không khởi nghiệp lần nữa với xơ mướp”.
Từ ý tưởng của vợ, giống như lần khởi nghiệp với tre, mọi thứ Nhân đều tự mày mò học hỏi. Anh thu gom xơ mướp ở quê, tự tay thiết kế sản phẩm, tìm kiếm vật tư, chế tạo máy móc…
Để duy trì cuộc sống gia đình cũng như nuôi nghề, Nhân làm nhiều việc cùng lúc như thợ mộc, thợ hàn. Ngày đi làm, tối thức đến 2-3 giờ sáng làm xơ mướp. Đầu bàn tay anh khi đó chi chít vết thương do kim đâm mỗi lúc buồn ngủ.
Khi số lượng sản phẩm và mẫu mã phong phú, hai vợ chồng quyết định mang đi chào hàng tại các hội chợ, triển lãm, bắt đầu từ năm 2014. Tại hội chợ đầu tiên, Nhân nhẩm tính, hàng ngàn người tham gia, chẳng nhẽ không bán nổi vài cái.
“Thế mà người tính không bằng trời tính, chẳng bán được cái nào thật”, anh nhớ lại.
Rất nhiều khách ghé qua, trầm trồ khen sản phẩm độc lạ nhưng không ai mua. “Tại sao khách khen mà vẫn không bán được?”, Nhân đặt câu hỏi và phát hiện cùng số tiền đó, người tiêu dùng có thể mua sản phẩm cùng tính năng rẻ hơn, lại quen thuộc hơn. “Tôi thức trắng nhiều đêm để tìm cách phân bố lại nguyên liệu trong sản phẩm, quyết giảm giá thành”, anh kể.
Để thu hút khách chú ý tới gian hàng của mình, Nhân tìm tòi sản xuất thêm những sản phẩm bắt mắt như mũ, nón, giày dép… từ xơ mướp. Anh cũng chú trọng vào sản xuất những mặt hàng liên quan tới đồ bếp, phòng tắm… rồi kết hợp bán những sản phẩm phụ trợ như xà phòng, tinh dầu hay bồ hòn.
Nhân bắt đầu nhận được những đơn hàng lớn trong nước và xuất khẩu với mặt hàng chủ yếu là đồ gia dụng như miếng rửa chén, cọ ly, cọ nồi; sản phẩm sử dụng trong phòng tắm như bông tắm, chà lưng, tẩy tế bào chết.
Khởi điểm ban đầu xưởng chỉ có hai vợ chồng, 5 năm sau, Nhân tuyển hơn chục nhân viên, trả lương mỗi người từ 7 đến 9 triệu đồng một tháng.
Sau hai năm Covid-19 sản phẩm bán chậm, chưa kịp mừng khi sản xuất được khôi phục thì đầu tháng 2 năm nay, xưởng của Nhân bất ngờ bốc cháy. Cơ nghiệp và toàn bộ vốn liếng bao năm mất trắng. Đứng giữa làn khói đen ngùn ngụt, Nhân quay sang động viên vợ: “Quan trọng là người còn, của sẽ còn”.
Anh Nguyễn Thành Đạt, một công nhân của xưởng chia sẻ, sau vụ cháy, ông chủ bảo mọi người chủ động tìm việc khác vì không còn tiền trả công. “Nhưng ai cũng tình nguyện ở lại với hy vọng xây dựng lại xưởng”, Đạt kể. Thấy quyết tâm của mọi người, Nhân cũng quyết tâm “sẽ mở lại xưởng trong thời gian sớm nhất”.
Một tuần sau, từ số tiền vay mượn, anh lập một xưởng sản xuất mới ở quận 12, TP HCM. Tất cả máy móc và nguyên vật liệu đều vay nợ.
Vợ chồng anh Lâm bên giàn mướp được trồng lấy xơ tại Gia Lai, năm 2018. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Hiện mọi quy trình sản xuất được Nhân chú trọng hơn, từ khâu chọn nguyên liệu, cắt may cho đến công tác phòng cháy. Dù mất trắng do trận hỏa hoạn nhưng khi khôi phục lại xưởng, đơn hàng vẫn tiếp tục tăng khiến ông chủ Nhân phải tăng số công nhân từ 12 lên 20 người. Anh dự tính, cuối năm nay, sẽ trả hết nợ.
Bà Trần Thị Hường, tổ trưởng tổ phụ nữ phường Thới An, quận 12 – nơi đặt xưởng sản xuất cũ của Nhân- cho biết thêm, đợt Covid-19 năm ngoái dù xưởng phải ngừng hoạt động, kinh tế khó khăn Nhân vẫn tham gia nhiệt tình công tác cứu trợ bà con khó khăn trong phường và được bà con quý mến.
Giờ, mỗi khi con gái Nhân được bạn bè hỏi bố làm nghề gì, cô bé đều trả lời: “Ba tớ buôn xơ mướp”. Dù thấy buồn cười với câu trả lời của con, nhưng ông bố 42 tuổi thực lòng muốn trở thành “nhà buôn” có tâm, tiêu thụ sản phẩm cho bà con nông dân mỗi khi bị thương lái ép giá.
“Nếu ai không bán được mướp, hãy để già và bán lại cho tôi”, ông chủ xưởng sản xuất xơ mướp khẳng định.
Hồi đó, một nhà báo bắt gặp Yu Yanqia, người dân tộc thiểu số Lisu, thuộc vùng tự trị dân tộc Lật Túc Nộ Giang, Vân Nam, trượt trên sợi cáp thép gắn trên vách đá để qua sông Nữ Giang tới trường. Nhà báo chụp lại cảnh đó, còn Yu kể về trải nghiệm của mình.
“Cháu có thể cảm nhận được tiếng gió bên tai, dòng sông ầm ầm bên dưới và nhịp tim đập nhanh của mình”, Yu nói. Làng cô bé bị ngăn cách với thế giới bên ngoài bởi dòng Nữ Giang. Trẻ muốn tới trường, người lớn muốn rời làng phải đu cáp qua sông.
Yu trượt trên dây cáp thép qua sông đến trường vào năm 2007. Ảnh: Internet
Bức ảnh lan khắp Trung Quốc. Một sáng kiến gây quỹ trên toàn quốc được thành lập ngay sau đó. Tiền quyên góp giúp ngôi làng nghèo khó của Yu Yanqia có cây cầu qua sông vào năm sau. Yu và những đứa trẻ địa phương không còn phải liều mạng hàng ngày để có con chữ.
Không những thế, năm 2011, chính quyền địa phương khởi động dự án “thay cáp thành cầu”. Hơn 40 dây cáp thép đã được dỡ bỏ, thay bằng 36 cây cầu bắc qua sông Nữ Giang và hai con sông khác trong tỉnh. Nhờ xóa đói giảm nghèo, những ngôi nhà mới được xây dựng ven sông, những con đường vào làng của Yu dần hình thành.
Yu được đến thủ đô Bắc Kinh và thành phố lớn Côn Minh bằng tiền quyên góp của những người từ thiện. “Nó như một ngọn đèn thắp sáng con đường tăm tối trong cuộc đời tôi, khiến tôi chăm chỉ học hành hơn”, cô kể.
Yu trong ngày tốt nghiệp đại học. Ảnh: Yu Yanqia
Năm 2018, Yu đậu Đại học Y Côn Minh, trở thành đứa trẻ đầu tiên trong làng học đại học.
Tháng trước, Yu nhận bằng tốt nghiệp. Cô từ chối ở hội việc làm ở nơi khác để về Bệnh viện nhân dân Nữ Giang, gần nhà, làm việc.
Yu hy vọng cùng với các nhân viên y tế ở bệnh viện Nhân dân Nữ Giang, cô sẽ đóng góp cho sự phát triển của dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở quê hương.
“Trong suốt chặng đường học tập, tôi đã được nhận sự giúp đỡ của rất nhiều người. Khoảnh khắc trở thành sinh viên đại học, tôi đã tự nhủ sẽ đền đáp bằng cách cống hiến hết mình cho quê hương”, cô nói.
Chuyên gia tâm lý lâm sàng Linda Blair, thành viên Hiệp hội tâm lý Anh, cho biết đến muộn là sự kết hợp của nhiều nguyên nhân.
Một số người thiếu tự tin, không chắc chắn về bản thân. “Nếu luôn đi làm muộn, bạn nên tự hỏi bản thân có đang hài lòng với công việc hay cảm thấy căng thẳng? Đi muộn có phải chiến lược tránh né một cách vô thức cho cảm giác căng thẳng đó?”, Linda đặt vấn đề.
Đôi khi, bạn đi muộn đơn giản chỉ vì không phải là kiểu người đúng giờ. Một số người lại có bản tính lạc quan, nghĩ đến muộn thì vẫn làm tất cả mọi việc như đã kế hoạch. Những người thích làm hài lòng tất cả người khác cũng hay đến muộn. Họ không dám từ chối những lời mời nên bối rối vì quá nhiều lịch.
Nhiều người “mù thời gian”, gặp khó khăn trong việc quản lý thời gian và công việc thường xuyên đến trễ.
Ảnh minh họa: Metro.co.uk
Vì vậy, để thay đổi thói quen đi trễ, cần lưu ý:
Làm việc có tổ chức
Nhà trị liệu tâm lý Somia Zaman cho biết, để phá bỏ một thói quen xấu cần trung bình 66 ngày. Vì vậy, để thay đổi thói quen đến muộn cần sự kiên trì.
Một số người gặp khó khi sắp xếp những việc cần làm để đến đúng giờ. Vì vậy, phải học cách suy nghĩ trước nên mặc gì cho buổi hẹn hoặc chắc chắn không có công việc gì chen chân vào kế hoạch đã lên lịch.
“Vô tổ chức dẫn đến vội vàng, khiến bạn đến muộn. Tôi thường đặt điện thoại và chìa khóa ở đúng vị trí của chúng”, Somia nói.
Thấy ngại với người đang chờ
Hãy nghĩ đến những ảnh hưởng tiêu cực của việc bạn đi muộn với người khác. “Đó là động lực mạnh mẽ vì hầu hết chúng ta đã thoát khỏi đại dịch nên nhận ra giá trị của các mối quan hệ và kết nối xã hội”, chuyên gia tâm lý Linda khuyên.
Học cách nói không
Linda cho rằng với những người thích làm hài lòng người khác, cần thiết lập những ranh giới mới. Nên học cách nói không để tập trung vào những việc bạn cần làm.
Khi có thời gian và lịch trình rõ ràng, khoa học cho những điều bạn thực sự muốn làm, bạn sẽ có động lực để không đến trễ.
Tập trung vào những mặt tích cực của việc đi sớm
Hầu hết những người thường xuyên đi muộn đều nhận thức rõ về ấn tượng xấu mà nó tạo ra. Vì vậy, để có động lực đến sớm hãy nghĩ về lợi ích của nó.
“Khi đưa con đến trường năm phút trước cổng mở, tôi có thể tìm thấy một chỗ đậu xe tốt. Đó là động lực. Đến sớm cũng chứng tỏ bạn là người sống có kế hoạch, đáng tin, bạn coi trọng cuộc gặp hoặc trải nghiệm này”, Somia nói.