Skip to main content

Tổng hợp đánh giá về dịch vụ của EcomVNI Online

Tổng hợp đánh giá về dịch vụ của EcomVNI Online

Không chỉ mang đến cho nhà đầu tư chứng khoán kho kiến thức chuyên sâu cùng nguồn thông tin thị trường hữu ích, đa dạng, đội ngũ chuyên gia tư vấn của EcomVNI Online còn chinh phục khách hàng bằng sự chuyên nghiệp và tận tâm với nghề. Mỗi chuyên gia đều không ngừng cố gắng hết mình để hỗ trợ và tạo nên những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.

Mời quý nhà đầu tư tham khảo đánh giá, nhận xét từ các khách hàng đã và đang sử dụng dịch vụ tư vấn đầu tư chứng khoán của EcomVNI Online. Chi tiết đánh giá trên Facebook, xem tại đây.

 

đánh giá dịch vụ tư vấn chứng khoán EcomVNI Onlinereivew dịch vụ tư vấn đầu tư chứng khoán EcomVNI Onlineđánh giá dịch vụ tư vấn EcomVNI Onlinereview dịch vụ tư vấn EcomVNI Onlinedịch vụ tư vấn chứng khoán EcomVNI Online

 

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự tín nghiệm của anh chị dành cho EcomVNI Online. Hy vọng anh chị sẽ luôn tin tưởng, ủng hộ và đồng hành cùng chúng tôi trong suốt hoạt động đầu tư chứng khoán.

Dù anh chị chưa biết bắt đầu từ đâu hay đã có kinh nghiệm đầu tư chứng khoán, hãy đến với chúng tôi để được phục vụ và trải nghiệm dịch vụ cao cấp nhất:
1. Mở tài khoản chứng khoán
2. Hướng dẫn giao dịch
3. Đào tạo chứng khoán
4. Tư vấn đầu tư chứng khoán
5. Công cụ đầu tư


Chứng quyền là gì? Góc nhìn toàn cảnh trước khi đầu tư

Chứng quyền là gì? Góc nhìn toàn cảnh trước khi đầu tư

Chứng quyền là gì đang là câu hỏi được quan tâm nhiều nhất khi sản phẩm chứng quyền ra mắt. Cùng EcomVNI Online nhận diện công cụ đầu tư tài chính mới mẻ này để không bỏ lỡ cơ hội kiếm lời từ chứng quyền có bảo đảm!

1. Khái niệm chứng quyền & chứng quyền có bảo đảm

Chứng quyền có bảo đảm (Covered warrant – CW) là một loại chứng khoán có tài sản đảm bảo do công ty chứng khoán phát hành và có đặc điểm tương tự như một hợp đồng quyền chọn. Nhà đầu tư giữ chứng quyền được quyền mua (đối với chứng quyền mua) chứng khoán cơ sở tại một mức giá đã được xác định trước (giá thực hiện) tại một thời điểm đã được ấn định trước (ngày đáo hạn) (trường hợp thanh toán bằng chứng khoán cơ sở), hoặc nhận khoản tiền thanh toán là chênh lệch giữa giá thực hiện và giá thanh toán tại ngày đáo hạn (trường hợp thanh toán bằng tiền).

>> Xem thêm: Tìm hiểu chứng khoán là gì? 10 điểm nhà đầu tư F0 cần lưu ý

Mỗi chứng quyền luôn gắn liền với 1 mã chứng khoán cơ sở để làm căn cứ xác định lãi/lỗ vào ngày đáo hạn.

Tại Việt Nam, thời gian đầu chỉ có chứng quyền mua với tài sản cơ sở là cổ phiếu và thanh toán bằng tiền. Sau khi phát hành, các chứng quyền được niêm yết và giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM và được đảm bảo thanh khoản bởi nhà tạo lập thị trường là tổ chức phát hành.

2. Đặc điểm hấp dẫn của chứng quyền có bảo đảm

Có 5 đặc điểm chính tạo nên sức hút của sản phẩm chứng quyền có bảo đảm:

  • Vốn thấp, chi phí giao dịch thấp: Nhà đầu tư chứng quyền chỉ cần bỏ ra một số tiền nhỏ để nhận được khả năng sinh lời tương đương với khi đầu tư vào cổ phiếu.
  • Giới hạn được mức lỗ: Khoản lỗ tối đa được giới hạn ngay từ khi bắt đầu mua chứng quyền.
  • Tính đòn bẩy cao: Tính đòn bẩy là đặc tính tự nhiên của sản phẩm chứng quyền.
  • Không yêu cầu ký quỹ: Không có áp lực Call Margin khi đầu tư chứng quyền.
  • Thanh khoản được đảm bảo nhờ nhà tạo lập: Theo quy định, tổ chức phát hành bắt buộc phải tạo thanh khoản cho thị trường.

So sánh mức độ đòn bẩy của chứng quyền so với các sản phẩm khác

So sánh mức độ đòn bẩy của chứng quyền với các sản phẩm khác

Mức vốn bỏ ra & khoản lỗ giới hạn khi đầu tư chứng quyền

Mức vốn bỏ ra & khoản lỗ giới hạn khi đầu tư chứng quyền

Bên cạnh đó, sản phẩm chứng quyền cũng đi kèm với một số rủi ro: 

  • Rủi ro thanh toán từ nhà phát hành: Nhà đầu tư có thể không được thanh toán khoản lời vào ngày đáo hạn nếu tổ chức phát hành không đủ khả năng thanh toán.
  • Vòng đời ngắn hạn: Chứng quyền chỉ có giá trị trong vòng đời của mình. Sau ngày đáo hạn, các chứng quyền không còn giá trị.
  • Rủi ro từ tính đòn bẩy: Biên độ giao động giá của chứng quyền lớn hơn của cổ phiếu rất nhiều.

3. Đầu tư chứng quyền có bảo đảm như thế nào?

a. Mua – bán chứng quyền có bảo đảm

Có hai cách để nhà đầu tư mua chứng quyền:

  • Mua trên thị trường sơ cấp tại ngày chào bán chứng quyền (đăng ký mua trực tiếp từ tổ chức phát hành)
  • Mua trên thị trường thứ cấp khi chứng quyền được niêm yết trên HOSE (tổ chức phát hành uy tín sẽ yết giá mua/ bán hợp lý và đảm bảo tính thanh khoản cho nhà đầu tư).

2 cách mua chứng quyền có bảo đảm

Tương tự với chiều mua, nếu muốn bán chứng quyền, nhà đầu tư có thể bán cho tổ chức phát hành, bán lại cho nhà đầu tư khác trực tiếp trên sàn giao dịch hoặc chờ đến ngày chứng quyền đáo hạn, tổ chức phát hành sẽ thanh toán cho nhà đầu tư phần chênh lệch giữa giá thanh toán tại ngày đáo hạn và giá thực hiện nếu chứng quyền ở trạng thái có lãi tại ngày đáo hạn (xem thêm tại xác định trạng thái lời/lỗ khi giao dịch chứng quyền có đảm bảo).

Vì chứng quyền giao dịch như một cổ phiếu nên nhà đầu tư chứng quyền không cần mở mới tài khoản mà giao dịch qua tài khoản chứng khoán cơ sở. Nếu chưa có tài khoản chứng khoán cơ sở, mời bạn đăng ký mở tài khoản chứng quyền tại đây:

Đăng ký mở tài khoản chứng quyền

b. Chìa khóa thành công khi giao dịch chứng quyền có bảo đảm

Các yếu tố ảnh hưởng đến giá chứng quyền:

 

Các yếu tố ảnh hưởng đến giá chứng quyền

Giá tài sản cơ sở: Diễn biến giá chứng khoán cơ sở.
Biến động lịch sử – HV: Biên độ giao động của chứng khoán cơ sở trong quá khứ.
Thời gian đáo hạn: Khoảng thời gian tính bằng ngày từ hiện tại đến thời điểm đáo hạn.
Lãi suất: Lãi suất phi rủi ro.
Cổ tức: Tỷ lệ chuyển đổi và giá thực hiện của chứng quyền có bảo đảm được điều chỉnh cho mỗi đợt cổ tức, nên cổ tức không ảnh hưởng trực tiếp đến giá chứng quyền.

Xác định đúng xu hướng giá của chứng khoán cơ sở là chìa khóa quan trọng nhất trong đầu tư chứng quyền có bảo đảm. Mời nhà đầu tư xem chi tiết trong video sau:
 

[wpcc-iframe frameborder=”0″ height=”350″ name=”chìa khóa thành công khi giao dịch chứng quyền có bảo đảm” scrolling=”no” src=”https://www.youtube.com/embed/lie-0UYzy20″ width=”100%”]

Chứng quyền có bảo đảm: Chúng ta kiếm tiền như thế nào?

c. Xác định lời/lỗ khi giao dịch chứng quyền có bảo đảm

Có nhiều yếu tố quyết định khả năng lời/lỗ của chứng quyền, nhưng về cơ bản, điều này phụ thuộc vào việc tăng/giảm của giá cổ phiếu bên thị trường cơ sở gắn liền với mã chứng quyền đó.

Cụ thể hơn, Có 3 trạng thái của một khoản đầu tư chứng quyền: Có lãi, hòa vốn, lỗ.

Ví dụ trạng thái lời lỗ: 

Chứng quyền có bảo đảm của HPG có thông tin như sau: 

Loại chứng quyền Chứng quyền mua
Chứng khoán cơ sở HPG
Giá quyền mua 1,000đ
Giá thực hiện 30,000đ

Trạng thái chịu lỗ: Giá cổ phiếu HPG < 31,000đ

Trạng thái hòa vốn: Giá cổ phiếu HPG = 31,000đ

Trạng thái có lãi: Giá cổ phiếu HPG > 31,000đ

xác định lời lỗ khi đầu tư chứng quyền có bảo đảm

Biểu đồ trạng thái lời lỗ khi đầu tư chứng quyền có bảo đảm

 

Xem các mã chứng quyền đang được giao dịch cập nhật hôm nay tại đây.

4. Giải thích các thuật ngữ trong đầu tư chứng quyền có bảo đảm

Thuật ngữ Ý nghĩa

Ví dụ cho chứng quyền MBB
do EcomVNI phát hành đợt 1/2019

Chứng khoán cơ sở
Underlying
Là tài sản mà giá chứng quyền phụ thuộc vào đó. Có thể là cổ phiếu, chỉ số hoặc ETF. Ban đầu chỉ có cổ phiếu thuộc
VN30 được làm CKCS cho chứng quyền. 
MBB
Giá chứng quyền
Warrant price 
Khoản chi phí mà nhà đầu tư phải bỏ ra nếu muốn sở hữu chứng quyền. 3200
Giá thực hiện
Strike price
Mức giá để nhà đầu tư thực hiện quyền mua chứng khoán cơ sở khi chứng quyền đáo hạn.  21800
Giá thanh toán
Settement price 
Mức giá để xác định khoản tiền thanh toán cho nhà đầu tư vào thời điểm thực hiện quyền (tính bằng bình quân giá CKCS 5 phiên giao dịch liền trước ngày đáo hạn chứng quyền). Được TCPH công bố vào ngày đáo hạn chứng quyền N/A
Tỷ lệ chuyển đổi
Conversion ratio
Số lượng chứng quyền nhà đầu tư cần có để thực hiện quyền mua 1 CKCS 1:1
Thời hạn chứng quyền
Maturity
Khoảng thời gian chứng quyền tồn tại 6 tháng
Ngày giao dịch cuối cùng
Last trading day
Hai ngày trước ngày đáo hạn của chứng quyền. Sau ngày này, chứng quyền sẽ bị hủy niêm yết  15/12/2019
Ngày đáo hạn
Expiration date 
Ngày cuối cùng mà người sở hữu chứng quyền được thực hiện quyền  17/12/2019
Ngày thanh toán
Settlement date
: Ngày nhà đầu tư nhận được tiền thanh toán từ tổ chức phát hành cho các chứng quyền có lãi  N/A

 

Trên đây là bài viết giải đáp chứng quyền là gì, chứng quyền có bảo đảm là gì. EcomVNI Online hy vọng sẽ cung cấp được cho nhà đầu tư một góc nhìn tổng quan và dễ hình dung nhất về chứng quyền có bảo đảm là gì. Mời bạn tìm hiểu về chứng quyền trong những bài viết tiếp theo.


Chứng khoán phái sinh là gì? Nhận diện công cụ kiếm tiền T+0

Chứng khoán phái sinh là gì? Nhận diện công cụ kiếm tiền T+0

Chứng khoán phái sinh là gì? Nhận diện công cụ kiếm tiền T+0

Chứng khoán phái sinh là gì? Nhận diện công cụ kiếm tiền T+0

Chứng khoán phái sinh là một khái niệm đã trở nên quen thuộc với không ít nhà đầu tư tại Việt Nam. So với cổ phiếu phải chờ T+2 hàng về tài khoản & chỉ có lời trong chiều tăng, phái sinh đem đến cho bạn cơ hội có lời trong cả 2 chiều tăng/giảm của thị trường, giao dịch trong ngày (T+0), tỷ lệ đòn bẩy vượt trội. Một sản phẩm có rất nhiều điểm hấp dẫn và đáng quan tâm. Mời bạn tìm hiểu về chứng khoán phái sinh qua bài viết dưới đây:

Khái niệm chứng khoán phái sinh

Chứng khoán phái sinh là các công cụ tài chính có giá trị phụ thuộc vào giá của một tài sản cơ sở nhằm nhiều mục tiêu khác nhau như phân tán rủi ro, bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo lợi nhuận. Tài sản cơ sở của chứng khoán phái sinh được chia thành 2 dạng chính là hàng hóa như thực phẩm/nông sản, năng lượng…hoặc công cụ tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, lãi suất, …

Nói 1 cách dễ hiểu và trực quan hơn, tại thị trường Việt Nam, chứng khoán phái sinh là 1 sản phẩm cho phép bạn đặt cược vào cửa tăng hoặc giảm của chỉ số VN30. Nếu chỉ số VN30 thay đổi đúng như kỳ vọng, bạn có lời. Sản phẩm phái sinh này có tên chính xác là Hợp đồng tương lai chỉ số VN30.

Tìm hiểu rõ hơn về Phái sinh – Hợp đồng tương lai chỉ số VN30 qua video clip sau:

 

[wpcc-iframe frameborder=”0″ height=”315″ scrolling=”no” src=”https://www.youtube.com/embed/lbYFCEVQcrk” width=”90%”]

>>>Xem thêm: Chứng khoán là gì? 10 Sự thật về thị trường chứng khoán

Các loại chứng khoán phái sinh trên thị trường hiện nay 

Chứng khoán phái sinh bắt đầu có mặt tại thị trường Việt Nam vào năm 2007, vậy nên phân loại của công cụ tài chính này là muôn màu muôn vẻ. Tuy nhiên, tại các sàn giao dịch sẽ chỉ có 4 loại chứng khoán phái sinh cơ bản, bao gồm: Hợp đồng kỳ hạn, quyền chọn, hoán đổi và tương lai.

Hợp đồng kỳ hạn (Forward)

Đây là loại hợp đồng sử dụng trong các phiên giao dịch mua và bán. Đã được định hình giá cụ thể, và chỉ tiến hành bán tài sản này vào tương lai, theo khoảng thời gian đã được thỏa thuận trước đó.

Hợp đồng quyền chọn (Option)

Đây là loại hợp đồng thường xuyên xuất hiện, với một bên có quyền yêu cầu bên còn lại phải thực hiện nghĩa vụ giao dịch như trong thỏa thuận. Thường sẽ mua hoặc bán một loại tài sản cơ sở vào khoảng thời gian cố định trong tương lai, đã được định giá trước.

>>>Xem ngay: Phân biệt hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn và hợp đồng kỳ hạn

Hợp đồng hoán đổi (Swap)

Hợp đồng hoán đổi là thỏa thuận được ký kết dựa trên cơ sở pháp lý, có xác định thời gian giao dịch trong tương lai rõ ràng. Đồng thời, được cả bên bán và bên mua cùng cam kết sẽ hoán đổi dòng tiền công cụ tài chính của mình qua lại cho đối phương.

Hợp đồng tương lai (Future)

Đây là một giao dịch được lên kế hoạch dựa trên sự thỏa thuận của hai bên, là sợi dây ràng buộc giữa người bán và người mua, buộc phải trao đổi một loại tài sản với mức giá cố định, trong một khoảng thời gian được định sẵn trong tương lai. Và hiện nay, Hợp đồng tương lai chỉ số VN30 đang là giao dịch được trao đổi, mua bán vô cùng sôi động trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Bởi đây là một công cụ tài chính có đòn bẩy khá lớn, nếu đầu cơ hợp lý, bạn sẽ thu về khoản tiền lãi vô cùng khủng.

Xem thêm: Kiến thức về phân tích kỹ thuật trong đầu tư chứng khoán

Kiếm tiền từ chứng khoán phái sinh như thế nào?

Nhà đầu tư dự đoán chiều tăng (long)/ giảm (short) của chỉ số VN30 bằng cách đặt lệnh giao dịch (mở vị thế long/short). 
• Nếu chỉ số VN-30 thay đổi đúng chiều dự đoán, bạn đóng vị thế và có lãi. 
• Ngược lại, nếu NĐT dự đoán ngược chiều, bạn đóng vị thế và bị lỗ.
 

[wpcc-iframe frameborder=”0″ height=”350″ scrolling=”no” src=”https://www.youtube.com/embed/BcGHvuUaIRw” width=”90%”]

Video: Kiếm tiền từ chứng khoán phái sinh như thế nào?

Chúng tôi cũng biên tập các bản tin chứng khoán phái sinh hằng ngày giúp bạn cập nhật tin tức thị trường, tham khảo chiến lược đầu tư, điểm Long/Short hằng ngày. Mời bạn xem các bản tin:

Overnight review: Cập nhật trước phiên giao dịch

Các bước để tham gia thị trường chứng khoán phái sinh

Bạn cần thực hiện các bước sau đây để có thể bắt đầu giao dịch chứng khoán phái sinh:

Các bước để tham gia thị trường chứng khoán phái sinh​​​​​Bước 1: Mở tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh

Tài khoản chứng khoán phái sinh khác với tài khoản chứng khoán cơ sở, nếu bạn chưa có tài khoản phái sinh, có thể đăng ký mở tài khoản phái sinh online tại đây:

Mở tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh

Sau khi mở tài khoản, sẽ có nhân viên hỗ trợ liên hệ để hướng dẫn bạn làm tiếp các bước phía dưới đây

Xem thêm: 4 quyền lợi đặc biệt bạn nhận được khi mở tài khoản chứng khoán tại EcomVNI Online

Bước 2: Nộp tiền ký quỹ ban đầu

Để được kích hoạt tài khoản, bạn cần nộp tiền ký quỹ ban đầu theo quy định. Tại EcomVNI, tỉ lệ ký quỹ ban đầu là 24% và có thể thay đổi theo từng thời kỳ.

Bước 3: Giao dịch phái sinh

Bạn có thể tiến hành đặt lệnh sau khi nộp đầy đủ tiền ký quỹ. 

Bước 4: Thanh toán bù trừ

Bạn phải thanh toán toàn bộ lãi lỗ phát sinh theo hợp đồng hàng ngày. Lãi lỗ sẽ được tính toán dựa theo giá giao dịch đóng cửa của hợp đồng tương lai. Riêng với các hợp đồng đến ngày đáo hạn, lãi/lỗ sẽ được tính toán dựa trên giá đóng cửa của chỉ số tại ngày đáo hạn của hợp đồng tương lai đó.

  • Nếu tài khoản chứng khoán phái sinh của bạn lỗ ròng: Bạn sẽ phải thanh toán đầy đủ toàn bộ số lỗ phát sinh chậm nhất đến 9h sáng ngày hôm sau.
  • Nếu tài khoản chứng khoán phái sinh của bạn lãi ròng: Bạn sẽ nhận được đầy đủ số lãi phát sinh sau 11h sáng ngày hôm sau.

Bước 5: Theo dõi các loại tỷ lệ

Nếu tài khoản có số dư ký quỹ dưới mức quy định, bạn sẽ bị gọi ký quỹ (margin call) bởi công ty chứng khoán, yêu cầu bổ sung vào tài khoản. Ngược lại, nếu giá trị tài sản ký quỹ vượt giá trị ký quỹ yêu cầu, bạn có thể rút bớt phần này. Để biết thêm chi tiết về quy định ký quỹ phái sinh hợp đồng tương lai, nhà đầu tư xem tại đây: Quy định ký quỹ phái sinh. 

Xem thêm: Margin là gì? Cách sử dụng margin hiệu quả và tránh rủi ro

Nhà đầu tư có nên đầu tư vào thị trường chứng khoán phái sinh không?

Chứng khoán phái sinh vốn là kênh đầu tư sinh lời cao. Vậy nên mỗi tháng đều có hàng triệu lượt giao dịch phái sinh diễn ra. Những nhà đầu tư này thường tập trung rất nhiều thời gian cho việc nghiên cứu thị trường chứng khoán, nhanh nhạy trong các con số, kiến thức và kỹ năng liên quan đến chứng khoán đều được đánh giá cao. Vậy có nên đầu tư chứng khoán phái sinh hay không, bạn hãy tham khảo các ưu và nhược điểm của loại hình này ở dưới đây, để xem bản thân có phù hợp không nhé.

>>>Xem thêm:

  • Các loại thị trường giao dịch chứng khoán phái sinh
  • Cách thức giao dịch chứng khoán phái sinh
  • Tổng quan thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam

Lợi ích 

Hiện nay, tại thị trường quốc tế nói chung và Việt Nam nói riêng, có rất nhiều nhà đầu tư lựa chọn loại hình chứng khoán này, bởi nó đem đến khá nhiều ưu điểm cho người thực hiện giao dịch. 

  • Giảm tối đa các rủi ro biến động giá có thể xảy ra, nắm bắt được thời điểm tham gia và bán lại các hợp đồng tương lai hợp lý.
  • Đa dạng phương thức giao dịch, có thể tự do lựa chọn các giao dịch có lợi cho mình như chốt lãi và lỗ ngay trong ngày, sử dụng các giao dịch T+0, hoặc tính năng bán khống để đảm bảo lợi nhuận,…
  • Giao dịch tài chính diễn ra minh bạch, có pháp luật bảo hộ (mọi giao dịch đều được Sở Giao dịch Chứng khoán xử lý), nên tính thanh khoản ở chứng khoán phái sinh vô cùng cao.
  • Có giới hạn vị thế cho các nhà đầu tư rõ ràng, ví dụ: nếu bạn sử dụng tài khoản đầu tư cá nhân, một ngày có thể thực hiện giao dịch khoảng 5000 vị thế. Nhưng khối lượng phát hành và niêm yết lại không giới hạn.
  • Có thể đầu cơ cả hai chiều, sinh lời ngay cả khi thị trường chứng khoán có xu hướng giảm và được bán khống hợp pháp.
  • Ngoài ra, công cụ tài chính này còn là đòn bẩy giúp bạn mua được nhiều cổ phiếu giá thấp, đem đến cơ hội sinh lời cao.
>>>Xem thêm:
  • Ba chiến lược đầu tư trong chứng khoán phái sinh
  • Bật mí kinh nghiệm đầu tư chứng khoán phái sinh hiệu quả
  • Cách tính lãi lỗ trong chứng khoán phái sinh

Hạn chế  

Tuy nhiên, thị trường chứng khoán phái sinh cũng tồn tại nhiều rủi ro, bởi nó luôn biến động và sinh lời cả hai chiều lên xuống. Vậy nên, nếu không có chiến lược đầu cơ rõ ràng, nghiên cứu cụ thể, bạn sẽ dễ thua lỗ nặng. Bên cạnh đó, khi mua các hợp đồng tương lai, người giao dịch cũng sẽ phải lưu ý đến nhiều yếu tố như chi phí giao dịch, mức thuế, ký quỹ, ngày đáo hạn hợp đồng,… Bất cứ khoản nào bị bỏ sót, cũng đều là nguyên nhân tiềm ẩn khiến bạn gặp thất bại trong đầu tư.

Xem thêm: Hướng dẫn đầu tư chứng khoán hiệu quả cho người mới bắt đầu 

Những lưu ý nhà đầu tư cần biết khi tham gia đầu tư thị trường chứng khoán phái sinh

Như vậy, có thể thấy việc tham gia đầu tư chứng khoán phái sinh là điều không hề đơn giản. So với chứng khoán cơ sở, thị trường phái sinh đem đến nhiều cơ hội và rủi ro hơn. Vậy nên, để đảm bảo dòng tiền đầu tư chắc chắn sinh lời, khi tham gia đầu cơ bạn cần lưu ý những điểm dưới đây.

  • Tại tất cả các giao dịch mua hoặc bán, các bạn phải thực hiện bước ký quỹ và margin call trước khi giao dịch, để đảm bảo khả năng thanh toán.
  • Luôn duy trì mức ký quỹ theo yêu cầu hợp lý, và cần ghi nhớ ngày đáo hạn hợp đồng.
  • Nghiên cứu loại chứng khoán phái sinh mình chuẩn bị đầu tư rõ ràng, đảm bảo khả năng bán khống sẽ sinh lời mới chốt deals.
  • Dù trao đổi mua bán với số lượng lớn hay nhỏ, thì chi phí giao dịch tại các phiên, cũng như phần trăm thuế phải chi trả cần được thống kê rõ ràng, lựa chọn sàn có mức thấp, để tiết kiệm được chi phí ở mức tối đa.
>>>Tìm hiểu thêm:
  • Cách xem bảng giá chứng khoán phái sinh
  • Lợi thế đòn bẩy của chứng khoán phái sinh
  • Vị thế trong chứng khoán phái sinh là gì?

Kết luận

Chứng khoán phái sinh là một sản phẩm nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với cổ phiếu, trái phiếu, nhưng nó cũng mang theo mức độ rủi ro cao, bạn có thể kiếm lời rất nhanh nhưng cũng có thể mất số tiền đáng kể.

Là người mới tham gia thị trường, bạn cần những chuyên gia dày dạn kinh nghiệm giao dịch phái sinh dẫn dắt. Tại EcomVNI Online, chúng tôi xây dựng đội ngũ chuyên gia & hệ thống tư vấn có hàng trăm nhà đầu tư tin tưởng và kiếm lợi nhuận mỗi ngày.

ĐẶC BIỆT, tham gia room tư vấn là HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ. Đăng ký tại đây để tham gia ngay hôm nay.

​Hotline hỗ trợ mở tài khoản & đăng ký dịch vụ tư vấn phái sinh: (84 28) 38 233 298/ Email: support@hsc.com.vn

Mở tài khoản EcomVNI


Cách mua cổ phiếu: 4 Bước đơn giản cho người mới đầu tư

Cách mua cổ phiếu: 4 Bước đơn giản cho người mới đầu tư

Cách mua cổ phiếu: 4 Bước đơn giản cho người mới đầu tư

Cách mua cổ phiếu: 4 Bước đơn giản cho người mới đầu tư

Bất cứ ai muốn tham gia đầu tư vào thị trường chứng khoán đều phải tìm hiểu kỹ cách mua cổ phiếu an toàn và mang lại lợi nhuận cao nhất. Bài viết dưới đây EcomVNI sẽ chia sẻ đến bạn 4 bước đơn giản để mua cổ phiếu hiệu quả, hãy cùng tham khảo nhé!

Hướng dẫn cách mua cổ phiếu qua 4 bước đơn giản 

Trước khi muốn mua cổ phiếu, bạn cần xác định cho mình mục tiêu rõ ràng như là: Vì sao bạn muốn mua cổ phiếu đó? Bạn mua với mục đích đầu tư lâu dài hay ngắn hạn… Tùy vào nhu cầu mỗi người mà sẽ đặt mục tiêu khác nhau, có người chỉ thích đầu tư ngắn hạn, còn số khác lại thích đầu tư trung hạn hoặc dài hạn.

Đầu tư ngắn hạn thông thường sẽ giúp nhà đầu tư đạt được lợi nhuận cao trong một khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên, đầu tư ngắn hạn cũng sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro. Trong khi đó, đầu tư dài hạn sẽ giúp nhà đầu tư có được sự an toàn cao hơn. Vì vậy, với mục tiêu đầu tư cụ thể, nhà đầu tư sẽ dễ dàng định hướng cho việc mua cổ phiếu, hạn chế được rủi ro tiềm tàng. Giờ thì hãy cùng EcomVNI tìm hiểu về cách mua cổ phiếu với 4 bước dưới đây.

Hướng dẫn cách mua cổ phiếu qua 4 bước đơn giản

Hướng dẫn cách mua cổ phiếu qua 4 bước đơn giản

Mở tài khoản chứng khoán 

Để mua được cổ phiếu, bắt buộc nhà đầu tư phải có tài khoản chứng khoán. Tài khoản này sẽ là nơi lưu trữ tiền và giúp nhà đầu tư thực hiện giao dịch các cổ phiếu. Để mở được tài khoản chứng khoán, nhà đầu tư chỉ cần có giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân. Nhà đầu tư cũng có thể lựa chọn mở tài khoản chứng khoán với hình thức trực tiếp hoặc online tại các công ty chứng khoán uy tín hiện nay. EcomVNI có hơn 20 năm kinh nghiệm và tự hào nhận giải thưởng nhà môi giới chứng khoán tốt nhất Việt Nam, sở hữu sản phẩm đầu tư đa dạng và dịch vụ đào tạo, tư vấn tận tâm. Các bước mở tài khoản tại EcomVNI vô cùng đơn giản và hoàn toàn miễn phí nên bất cứ ai muốn tham gia đầu tư cũng có thể thực hiện được.

Quyền lợi hấp dẫn khi mở tài khoản chứng khoán tại EcomVNI
​​​​​​

Quyền lợi hấp dẫn khi mở tài khoản chứng khoán tại EcomVNI 

>>>Mở tài khoản chứng khoán online EcomVNI ngay tại đây 

Tải và cài đặt phần mềm giao dịch chứng khoán

Các phần mềm giao dịch sẽ giúp nhà đầu tư đặt lệnh và quản lý các lệnh một cách rõ ràng hơn. Bên cạnh đó, những phần mềm thông minh còn hỗ trợ nhà đầu tư phân tích và cung cấp một số thông tin dữ liệu cụ thể về ngành và doanh nghiệp. Từ đó giúp nhà đầu tư có được những giao dịch thành công mang lại lợi nhuận cao.

Một số công cụ nổi tiếng mà EcomVNI gợi ý cho khách hàng gồm có: FiinPro, Tradingview, Amibroker. Để lựa chọn được công cụ phù hợp, nhà đầu tư cần tham khảo kỹ thông tin về chúng và xem qua cách cài đặt do nhà sản xuất hướng dẫn.

>>>Xem ngay: 6 Tiêu chí chọn app chứng khoán tốt và uy tín trên điện thoại  

Nộp tiền vào tài khoản chứng khoán

Để tài khoản chứng khoán có thể giao dịch được thì nhà đầu tư cần phải nộp tiền vào tài khoản. Tùy vào tình hình tài chính mà nhà đầu tư có thể nạp ngân sách tương ứng. Hiện tại, chỉ từ 2 triệu đồng là nhà đầu tư đã có thể bắt đầu tiến hành mua cổ phiếu của các công ty.

Đặt lệnh mua cổ phiếu 

Việc đặt lệnh mua cổ phiếu sẽ dựa vào các lệnh trên sàn chứng khoán và đây cũng là một trong những cách mua cổ phiếu online. Nhà đầu tư cần phải đảm bảo số tiền có trong tài khoản đủ mua số lượng cổ phiếu với mức giá mà bản thân mong muốn. Dưới đây là một số lệnh mà người mới tham gia thị trường chứng khoán cần tìm hiểu.

Quyền lợi hấp dẫn khi mở tài khoản chứng khoán tại EcomVNI

Bạn có thể thực hiện cách mua cổ phiếu online bằng tài khoản chứng khoán đăng ký trên EcomVNI

  • Lệnh ATO

Hiểu nôm na đây là lệnh mở cửa phiên giao dịch, diễn ra từ 9h-9h15. Lệnh ATO giao dịch tại giá khớp lệnh nhằm xác định giá mở cửa và chỉ áp dụng cho sàn chứng khoán TP.HCM. Lệnh ATO được ưu tiên trước mọi lệnh giới hạn tại thời điểm so khớp lệnh và tự động bị hủy bỏ sau khi đã xác định giá mở cửa. Nếu lúc này lệnh không được tiến hành thì sẽ được hủy bỏ.

  • Lệnh ATC

Nếu lệnh ATO được diễn ra trong đầu ngày thì với lệnh ATC lại được diễn ra vào cuối ngày từ 14h30-14h45. Có thể xem lệnh ATC như là lệnh đóng cửa. Đây là lệnh tại mức giá khớp lệnh giúp xác định giá đóng cửa, diễn ra vào 15 phút cuối cùng của ngày giao dịch. Lệnh này sẽ được ưu tiên trước những lệnh giới hạn khác khi so khớp lệnh. Sau thời gian xác định trên nếu lệnh không được tiến hành thì cũng sẽ được hủy bỏ. 

  • Lệnh LO

Là loại lệnh giới hạn dùng để thực hiện mua hoặc bán chứng khoán tại một mức giá được xác định hoặc tốt hơn mức giá mà chúng ta mong đợi. Lệnh này có hiệu lực kể từ thời điểm được nhập vào hệ thống giao dịch cho đến khi kết thúc ngày giao dịch hoặc khi lệnh này bị hủy bỏ.

Người mới đầu tư nên mua cổ phiếu nào?

Đối với các nhà đầu tư mới, các chuyên gia thường khuyên bạn nên bắt đầu mua cổ phiếu nằm trong VN30 thay vì nghĩ đến cách mua cổ phiếu nước ngoài hay cách mua cổ phiếu phát hành thêm

Lý do là cho lời khuyên này là gì? Các công ty, tập đoàn nằm trong danh sách VN30 thường có vốn hóa lớn, tính thanh khoản cao nên khá an toàn cho các nhà đầu tư mới F0. 

Thật vậy, EcomVNI có thể điểm qua một số cái tên nằm trong danh sách này như: Ngân hàng ACB, Công ty Cổ phần FPT, Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới di động, Tập đoàn Vingroup… Các công ty, tập đoàn này đa số đều thuộc các lĩnh vực bất động sản, ngân hàng, y tế và sức khỏe, công nghệ… Là một người mới bắt đầu với bộ môn chứng khoán, nhà đầu tư nên tham khảo những cổ phiếu thuộc các nhóm ngành này. Tìm hiểu chi tiết về VN30 ở những nội dung tiếp theo. 

Người mới nên mua cổ phiếu nằm trong danh sách VN30 và các cổ phiếu ngân hàng, y tế…

Người mới nên mua cổ phiếu nằm trong danh sách VN30 và các cổ phiếu ngân hàng, y tế…

 

>>>Xem thêm: Cổ phiếu là gì? Tại sao nên đầu tư vào cổ phiếu?

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu ngân hàng là một trong những lựa chọn phổ biến của các nhà đầu tư vì tính an toàn. Bạn biết đấy, khi thiên tai, dịch bệnh hoặc có sự bất ổn nào đó diễn ra, các ngành khác bị ảnh hưởng rất nhiều nhưng nhìn chung thì các ngân hàng thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng vẫn ăn nên làm ra. 

Bên cạnh đó, ngành này được đánh giá là khá dễ trong việc dự đoán xu hướng nên rất phù hợp cho người mới bắt đầu. Tuy nhiên, bên cạnh mặt lợi ích cũng tồn tại một vấn đề mà nhà đầu tư mới cần lưu ý và hết sức cẩn thận, đó chính là nguy cơ che giấu các khoản nợ xấu của ngân hàng. Vì vậy, hãy tìm hiểu kỹ vấn đề này trước khi muốn mua cổ phiếu của ngân hàng nào đó.

Cổ phiếu y tế – sức khoẻ

Y tế và sức khỏe là lĩnh vực quan trọng đối với đời sống của con người. Đặc biệt là sau đại dịch Covid19, cổ phiếu của lĩnh vực này càng được quan tâm nhiều hơn. Bên cạnh đó, khi điều kiện sống của chúng ra ngày càng đầy đủ, chúng ta sẽ có xu hướng chăm lo cho sức khỏe và đời sống tinh thần nhiều hơn. Chính vì vậy, lĩnh vực này được các chuyên gia dự đoán sẽ có khả năng tăng trưởng mạnh trong tương lai.

Cổ phiếu Fintech

Công nghệ thông tin và Internet ngày càng phát triển vượt bậc đã len lỏi hầu hết mọi lĩnh vực trên thế giới cũng như mọi ngóc ngách của đời sống xã hội. Khi nhắc đến công nghệ, chúng ta cũng không thể nào bỏ qua ngành tài chính ngân hàng. Các ứng dụng công nghệ thông tin như một làn sóng mới làm thay đổi toàn bộ mô hình hoạt động và hệ thống cung ứng của các dịch vụ tài chính.

Fintech là một ngành còn mới nhưng có tiềm năng phát triển vượt bậc trong tương lai.

Fintech là một ngành còn mới nhưng có tiềm năng phát triển vượt bậc trong tương lai.

Thuật ngữ Fintech cũng ra đời từ đó, hiểu đơn giản nó là sự kết hợp giữa tài chính và công nghệ. Các công ty khởi nghiệp về lĩnh vực này cũng dần khẳng định được vị thế của mình và mở ra cơ hội cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một hạn chế nhỏ là tại Việt Nam hiện nay vẫn chưa có hành lang pháp lý đầy đủ cho các hoạt động của các công ty Fintech.

Những điều nhà đầu tư cần lưu ý trước khi mua cổ phiếu

Sau khi biết được cách mua cổ phiếu thì để hạn chế rủi ro khi mua cổ phiếu bạn cần lưu ý một số vấn đề dưới đây.

Đặt ra mục tiêu

Trước khi làm bất cứ điều gì, bước đặt mục tiêu là không thể thiếu trong kế hoạch của bạn. Vì vậy, trong đầu tư cũng không ngoại lệ. Xác định được mục tiêu, nhà đầu tư sẽ biết cách mua cổ phiếu sao cho hợp lý cũng như phân bổ nguồn vốn phù hợp để bám sát mục tiêu. Việc đặt mục tiêu còn giúp nhà đầu tư nhìn rõ được định hướng của mình trong tương lai từ đó hạn chế được rủi ro. Ví dụ, bạn đặt mục tiêu mua cổ phiếu để chuẩn bị cho quỹ hưu trí của mình, hoặc đầu tư cho học vấn con cái, mua nhà, mua đất…

Xác định mục tiêu thời gian

Từ mục tiêu,  nhà đầu tư sẽ có cách mua cổ phiếu và phân bổ nguồn vốn phù hợp. Ví dụ với mục tiêu đầu tư để cho quỹ hưu trí, nhà đầu tư sẽ biết được trong tương lai mình cần bao nhiêu tiền và hiện tại còn bao nhiêu thời gian để đạt được mục tiêu trên. Dựa trên mục tiêu và thời gian cụ thể, nhà đầu tư hẳn sẽ biết mình nên đầu tư như thế nào, đầu tư bao nhiêu tiền từ bây giờ… Lời khuyên của các chuyên gia là các nhà đầu tư nên hướng đến việc tham gia các cổ phiếu đầu tư dài hạn để đảm bảo an toàn và lợi nhuận trong tương lai.

Đánh giá mức độ rủi ro

Cách mua cổ phiếu có xảy ra rủi ro không? Đầu tư có rủi ro không? Câu trả lời là có. Bất cứ lĩnh vực kiếm tiền nào cũng sẽ có rủi ro nhất định. Việc của bạn trang bị cho mình kiến thức để có thể đánh giá mức độ chấp nhận rủi ro đó. 

Có một câu nói khá nổi tiếng trong giới đầu tư đó là “không nên để hết trứng vào cùng một rổ”. Câu nói này thể hiện cho sự phân tán rủi ro. Bạn không nên đầu tư với tất cả số tiền mà mình đang có cũng như là không nên dùng tất cả tiền đầu tư để mua một cổ phiếu. Do đó, trước khi đầu tư bạn hãy tự hỏi bản thân “Nếu mất số tiền đó thì sao?”. Điều này sẽ giúp bạn đánh giá được mức độ rủi ro và biết cách mua cổ phiếu hợp lý.

Tính toán khoản đầu tư hợp lý 

Khi đã thực hiện 3 điều trên, bạn sẽ tính toán được khoản đầu tư hợp lý để có thể đạt được mục tiêu của mình. Các chuyên gia cho rằng, là một nhà đầu tư khôn ngoan, chúng ta không nên để việc đầu tư ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của mình. Như nội dung trên có đề cập, bạn không nên dùng hết số tiền của mình đang có để đầu tư mà hãy trang bị cho mình thêm những rào chắn tài chính an toàn khác nhằm hạn chế tối đa rủi ro.

Quyền lợi hấp dẫn khi mở tài khoản chứng khoán tại EcomVNI

Bạn cần đánh giá được mức độ rủi ro trước khi quyết định mua cổ phiếu
 

Qua nội dung trên EcomVNI đã chia sẻ đến bạn cách mua cổ phiếu an toàn và hiệu quả thông qua 4 bước đơn giản. Chúng tôi hy vọng rằng với những cách mua cổ phiếu trên bạn đã tự tin để bắt đầu chặng đường đầu tư của mình. Mở tài khoản chứng khoán online EcomVNI ngay hôm nay để bắt đầu hành trình đầu tư cùng nhiều kiến thức được cập nhật tại EcomVNIEdu. Đừng quên thường xuyên cập nhật  tin tức thị trường chứng khoán hôm nay trên EcomVNI bạn nhé!


Hướng dẫn đầu tư chứng khoán hiệu quả cho người mới bắt đầu

Hướng dẫn đầu tư chứng khoán hiệu quả cho người mới bắt đầu

​​​​​​Hướng dẫn đầu tư chứng khoán hiệu quả cho người mới bắt đầu​​​​​​Hướng dẫn đầu tư chứng khoán hiệu quả cho người mới bắt đầu

Bạn là người mới bước chân vào lĩnh vực đầu tư chứng khoán? Bạn chưa có hiểu biết rõ và có kinh nghiệm về thị trường chứng khoán? Bạn muốn hạn chế rủi ro đến mức tối thiểu khi tham gia vào lĩnh vực này? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về đầu tư chứng khoán. Chúng tôi đảm bảo rằng sau bài viết này các bạn sẽ có cho mình những định hướng đúng đắn nhằm đem về lợi nhuận tối ưu nhất. 

Hiểu khái niệm đầu tư chứng khoán và cách kiếm tiền

Trước khi đi vào tìm hiểu về cách chơi chứng khoán. Mời các bạn cùng EcomVNI nắm rõ các khái niệm cơ bản liên quan đến chứng khoán dưới đây nhé!

Đầu tư chứng khoán là gì?

Đầu tư chứng khoán là hoạt động đầu tư gián tiếp vào các doanh nghiệp đã được niêm yết trên thị trường bằng cách các nhà đầu tư sẽ mua cổ phiếu hoặc trái phiếu do các doanh nghiệp này phát hành. 

Sau thời gian doanh nghiệp hoạt động trên thị trường, sự chênh lệch giá chứng khoán và mức cổ tức được nhận được từ lợi nhuận kinh doanh chính là lợi nhuận khi đầu tư chứng khoán của các nhà đầu tư. Để hiểu rõ hơn về cách kiếm tiền từ đầu tư chứng khoán, mời bạn xem video sau:

[wpcc-iframe class=”lazyloaded” frameborder=”0″ height=”350″ scrolling=”no” src=”https://www.youtube.com/embed/c33Ksx_2eGg” width=”100%”]

Cách chơi chứng khoán: Chúng ta kiếm tiền như thế nào?

>>>Xem thêm: Chứng khoán là gì? 10 Sự thật về thị trường chứng khoán 

Cổ phiếu là gì?

Cổ phiếu là một loại chứng khoán nhằm xác nhận quyền sở hữu cổ phần của tổ chức phát hành. Người ta chia cổ phiếu thành hai loại là cổ phiếu ưu đãi và cổ phiếu thường: 

  • Cổ phiếu thường hay còn gọi là cổ phiếu phổ thông: Người nắm giữ cổ phiếu thường có có quyền biểu quyết những vấn đề lớn và có quyền dự họp đại hội cổ đông và của công ty.

  • Cổ phiếu ưu đãi: Tùy vào loại hình ưu đãi, người sở hữu chúng sẽ được hưởng một số đặc quyền hơn, hoặc có thể bị hạn chế một số quyền lợi hơn so với cổ đông phổ thông. 

>>>Xem thêm: Cổ phiếu là gì? Phân loại, đặc điểm và lưu ý khi đầu tư

​​​​​Phân loại nhà đầu tư chứng khoán

Dựa vào mục tiêu, phương hướng cũng như thời gian bỏ ra của mỗi nhà đầu tư chứng khoán mà người ta phân ra thành các kiểu nhà đầu tư sau: 

  • Active Investors – Nhà đầu tư chủ động

Một công ty có thể trở thành mục tiêu của các nhà đầu tư chủ động nếu công ty đó được đánh giá là có tiềm năng tăng trưởng nhưng tình hình kinh doanh không tốt, chi phí hoạt động quá cao, nguyên nhân chủ yếu đến từ sự quản lý kém của ban lãnh đạo. Các nhà đầu tư chủ động tin rằng khi được nắm quyền ra quyết định thì doanh nghiệp sẽ cải thiện thông qua khả năng lãnh đạo tốt. 

  • Passive Investors – Nhà đầu tư thụ động 

Đầu tư thụ động là một chiến lược đầu tư để tối đa hóa lợi nhuận bằng cách giảm thiểu mua và bán. Nhà đầu tư không muốn phân tích, đọc báo cáo quá nhiều và không thể theo dõi tin tức hằng ngày… Đây là những nhà đầu tư trung hạn và dài hạn. Hoặc có thể họ sử dụng các dịch vụ môi giới chứng khoán như: người phân tích, theo dõi giúp họ.  Họ không muốn phải suy nghĩ quá nhiều dẫn đến căng thẳng khi tham gia đầu tư. 

  • Speculators – Nhà đầu cơ 

 Nhà đầu cơ là những người thích mạo hiểm và sẵn sàng tiến hành mua bán khi dự kiến có sự thay đổi về giá trong tương lai. Họ cũng tìm kiếm các cổ phiếu và theo dõi tin tức hằng ngày, tuy nhiên không phải để họ đánh giá và phân tích tình hình kinh doanh của công ty đó.  

Mục đích chính của họ là kiếm lợi nhuận từ chênh lệch giá trong thời gian rất ngắn do ảnh hưởng của yếu tố biến động thị trường. Nhà đầu cơ không quan tâm nhiều đến giá trị của công ty mà chỉ tập trung đến giá trị mà người khác sẵn sàng trả khi mua cổ phiếu.

  • Players – Con bạc 

Con bạc chủ yếu kiếm tiền nhanh chóng trong khi thiếu hụt kiến thức. Họ thường mua bán theo đám đông, đặc biệt thích lướt sóng chứng khoán. Về cơ bản họ là những người chơi chứng khoán và là đối tượng dễ mất tiền nhất.

Tìm hiểu về phân loại nhà đầu tư chứng khoán

Tìm hiểu về phân loại nhà đầu tư chứng khoán

6 Nguyên tắc để đầu tư chứng khoán thành công

Như đã phân tích ở trên, để có cách đầu tư chứng khoán hiệu quả và mang về lợi nhuận tối ưu nhất, bạn cần phải có chiến lược và nguyên tắc. Dưới đây là 6 nguyên tắc đầu tư chứng khoán từ các chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm: 

Có kế hoạch đầu tư và kiên định

Trước khi đầu tư chứng khoán bạn cần có cho mình mục tiêu và kế hoạch cụ thể. Để làm được điều đó thì cần trả lời câu hỏi: 

  • Lợi nhuận mong muốn của bạn khi tham gia vào thị trường chứng khoán là bao nhiêu? 
  • Bạn sẽ mất bao nhiêu lâu để đạt được mức lợi nhuận đó? 
  • Làm cách nào để đạt được mức lợi nhuận mong muốn đó? 

Sau khi đặt ra được mục tiêu và kế hoạch cụ thể, bạn cần phải kiên định thực hiện đến cùng. Trong hành trình ấy sẽ có những lúc bạn gặp khó khăn và nản lòng thì hãy nghĩ đến mục tiêu mình đã đặt ra để có thể tiếp bước

Nếu bạn đang gặp khó khăn và cần bạn đồng hành, EcomVNI luôn sẵn sàng cùng bạn trên hành trình đầu tư tài chính. EcomVNI là công ty chứng khoán hàng đầu Việt Nam, với 20 năm kinh nghiệm chắc chắn sẽ có những lời khuyên hữu ích giúp bạn không nản lòng trên hành trình trở thành nhà đầu tư chuyên nghiệp. 

Đầu tư chứng khoán sớm và dài hạn 

Khi mới tham gia vào thị trường chứng khoán, đầu tư dài hạn giúp bạn có khả năng định hình tốt những kế hoạch và chiến lược lâu dài. Bạn sẽ rèn luyện được cho mình tính kiên trì, đảm bảo được lợi nhuận ổn định và bền vững trong tương lai. Những rủi ro cũng ở mức thấp, nhà đầu tư có thể vừa kịp thời giải quyết rủi ro vừa có thể tiếp tục đầu tư. 

Đa dạng hóa kênh đầu tư để giảm thiểu rủi ro

Giảm thiểu rủi ro trong đầu tư là yếu tố nên được quan tâm hàng đầu. Đa dạng hóa đầu tư có rất nhiều cách, bắt đầu với quyết định phân bổ các khoản tiền vốn phù hợp với khả năng tài chính của mình và vẫn đảm bảo đem lại lợi nhuận cao.

Tái cân bằng, tái đầu tư 

Tái cân bằng đầu tư là điều chỉnh lại tỷ trọng tài sản trong đầu tư nhằm mục đích tối ưu hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro. Việc tái cân bằng, tái đầu tư diễn ra định kỳ và chủ yếu liên quan đến quá trình mua, bán tiền mã hóa hoặc các khoản đầu tư khác được giữ trong danh mục đầu tư. 

Đầu tư có mục tiêu và chỉ đầu tư vào lĩnh vực hiểu biết

Để giảm thiểu rủi ro, và rút ngắn quá trình đầu tư sinh lời. Bạn nên đầu tư trong lĩnh vực bạn thật sự am hiểu. Điều này giúp bạn có khả năng nhạy bén về thị trường hơn và  quá trình đưa ra quyết định đầu tư sẽ kịp thời và chính xác nhất có thể. 

Tránh tâm lý đám đông 

Đám đông không phải lúc nào cũng đúng, đặc biệt trong thị trường chứng khoán. Bạn phải có năng lực phân tích, phán đoán có cơ sở của riêng bạn. Tránh trường hợp chạy theo đám đông, không có chính kiến dẫn đến thua lỗ vì thiếu kiên định và hiểu biết. 

6 Nguyên tắc để đầu tư chứng khoán thành công

6 Nguyên tắc để đầu tư chứng khoán thành công

Để đầu tư chứng khoán hiệu quả người mới đầu tư chứng khoán cần chuẩn bị gì?

Bạn muốn tham gia vào lĩnh vực đầu tư chứng khoán nhưng còn băn khoăn không biết nên chuẩn bị những gì để có được tâm thế đầu tư tốt nhất. Dưới đây là những yếu tố cần có trước khi tham gia vào lĩnh vực này: 

Kiến thức cơ bản trong đầu tư chứng khoán

Bất cứ lĩnh vực nào nếu thiếu kiến thức khi bước chân vào đều nhận kết quả không tốt. Đầu tư chứng khoán cũng như vậy. Trước khi trở thành nhà đầu tư bạn cần phải có đầy đủ kiến thức ít nhất là cơ bản: 

Từ những kiến thức cơ bản về chứng khoán, đến khả năng phân tích thị trường chứng khoán bạn cần phải trang bị. Thật vậy, có rất nhiều lớp học chứng khoán cơ bản dành cho người mới đầu tư bạn nên trải nghiệm qua. EcomVNIEdu cung cấp các khóa học chứng khoán từ cơ bản đến nâng cao hoàn toàn MIỄN PHÍ với nhiều quà tặng hấp dẫn. Tham khảo khóa học ngay tại đây.

>>>Xem thêm: Tổng hợp những kiến thức cơ bản về chứng khoán

Kỹ năng đầu tư chứng khoán

Kỹ năng đầu tư chứng khoán là yếu tố cực kỳ quan trọng. Trước khi tham gia thị trường chứng khoán nếu chưa thực sự tự tin về kỹ năng của mình bạn có thể tạo tài khoản demo để thực hiện đầu tư thử để có thêm kỹ năng đầu tư chứng khoán. 

Vốn tham gia đầu tư chứng khoán

Các công ty chứng khoán hiện không có quy định về số vốn bắt buộc khi tham gia đầu tư. Tuy nhiên sẽ có quy định về số lượng chứng khoán đầu tư tối thiểu. Người chơi có thể đầu tư chứng khoán với số vốn vài trăm đến vài triệu đồng. 

Thời gian để học và đầu tư chứng khoán

Bạn cần phải mất tối thiểu là 1 năm để có thể nắm bắt được xu hướng thị trường, cũng như nhận định được quy luật. Dành thời gian đọc những sách liên quan đến đầu tư chứng khoán để có nền tảng kiến thức chắc chắn nhất.

  • Khung giờ giao dịch chứng khoán

Trên cả 3 sàn HOSE, HNX, UPCOM đều giao dịch từ 9:00 – 11:30 và 13:00 – 15:00 từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần trừ nghỉ lễ theo quy định nhà nước.
Đơn vị giao dịch:

Sàn

HOSE

HNX

UPCOM

Lô chẵn

100

100

100

Lô lẻ

1 – 99 

1 – 99

1 – 99

 

Bạn không cần nhớ quy định đơn vị giao dịch của các sàn vì khi đặt lệnh, phần mềm giao dịch đã hiển thị thông tin này.

  • Đọc bảng giá chứng khoán

Bảng giá chứng khoán thể hiện diễn biến giao dịch trên thị trường: Tình trạng giao dịch của tất cả các mã cổ phiếu trong phiên bao gồm: các bước giá, giá giao dịch gần nhất, tổng khối lượng giao dịch, giá cao nhất & thấp nhất trong phiên…

Sau đây là giao diện của một bảng giá chứng khoán:
 

bảng giá chứng khoán

Các màu đặc trưng trong bảng giá:

  1. Giá màu xanh: thể hiện giá tăng so với giá tham chiếu
  2. Giá màu đỏ: thể hiện giá giảm so với giá tham chiếu
  3. Giá màu vàng: thể hiện giá bằng giá tham chiếu

Trong phiên, bảng giá có chớp nháy liên tục thể hiện cổ phiếu đang được giao dịch.

  • Cách mua bán, giao dịch chứng khoán

Có 2 cách đặt lệnh mua bán chứng khoán phổ biến:

  1. Tự đặt lệnh thông qua phần mềm giao dịch
  2. Đặt lệnh thông qua môi giới

Để có thể đặt lệnh, bạn phải có tài khoản chứng khoán tại 1 công ty chứng khoán bất kỳ (tài khoản chứng khoán giống như tài khoản ngân hàng: tài khoản ngân hàng chứa tiền còn tài khoản chứng khoán chứa cả tiền và chứng khoán). Sau khi có tài khoản chứng khoán, bạn có thể mua bán tất cả các mã đang giao dịch trên sàn chứng khoán mà không phân biệt tài khoản được mở tại công ty nào.

>>>Xem thêm:

  • Cách mua cổ phiếu: 4 Bước đơn giản cho người mới đầu tư
  • Hướng dẫn đặt lệnh bán trái phiếu
  • Hướng dẫn đặt lệnh mua trái phiếu

Công cụ tư vấn đầu tư

Ngoài sách báo, tin tức thị trường chứng khoán hôm nay còn có rất nhiều công cụ hỗ trợ cho các nhà đầu tư chứng khoán có được những quyết định đầu tư đúng đắn nhất. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham khảo các công cụ tư vấn đầu tư tại EcomVNI Online bao gồm:

  • Nhận định thị trường
  • Định thời điểm tham gia TT
  • Danh mục đầu tư
  • Phân tích doanh nghiệp

Hiểu các khó khăn thường gặp trong quá trình đầu tư chứng khoán

Dưới đây là một số khó khăn bạn thường gặp phải trong quá trình đầu tư:

  • Không biết chọn cổ phiếu có khả năng sinh lời: 

Làm thế nào để chọn được cổ phiếu tốt là băn khoăn của rất nhiều nhà đầu tư. Mỗi nhà đầu tư thường có một phương pháp chọn cổ phiếu tốt cho riêng mình. Có người bám vào tin tức doanh nghiệp, có người chọn các doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả, có người chọn những mã cổ phiếu có biểu đồ phân tích kỹ thuật đẹp để ra quyết định. 

Một số phương pháp có thể giúp bạn chọn ra mã cổ phiếu tốt:

  1. Cách chọn cổ phiếu tốt theo chiến lược đầu tư giá trị
  2. Cách chọn cổ phiếu tốt theo chiến lược đầu tư tăng trưởng
  • Không biết khi nào nên mua, khi nào nên bán

Khi đã chọn cho mình được một cổ phiếu ưng ý, bạn sẽ băn khoăn khi nào nên mua vào, khi nào nên bán ra. Có nhiều doanh nghiệp làm ăn tốt trên thị trường, nhưng không hẳn cứ mua là lãi. Lúc này, Phân tích kỹ thuật là công cụ hiệu quả nhất để xác định điểm mua điểm bán.

  • Khó khăn trong kiểm soát tâm lý đầu tư

Có một số trạng thái tâm lý nhà đầu tư không có lợi trong đầu tư chứng khoán: Lạc quan quá mức, tâm lý bầy đàn, tự tin thái quá, sợ thua lỗ. Các yếu tố này có thể tồn tại ở hầu hết mỗi con người mà nhiều khi bản thân không nhận thấy. Nó tác động rất lớn đến quyết định đầu tư của mỗi cá nhân.

3 Bước đầu tư chứng khoán đơn giản cho người mới bắt đầu

Dưới đây là 3 bước đơn giản để bạn có thể tham gia đầu tư chứng khoán:

Bước 1: Mở tài khoản chứng khoán

Tài khoản chứng khoán là nơi lưu giữ tiền hoặc cổ phiếu của bạn. Mở tài khoản chứng khoán là khâu bắt buộc nếu bạn muốn tham gia đầu tư chứng khoán. Sau khi đăng ký xong và nộp tiền vào tài khoản thì bạn mới có thể giao dịch mua/bán cổ phiếu trên thị trường.
Đăng ký mở tài khoản chứng khoán  tại đây: 

Mở tài khoản chứng khoán

Xem thêm: Quyền lợi đặc biệt của Khách hàng khi mở tài khoản chứng khoán tại EcomVNI Online

Bước 2: Nộp tiền vào tài khoản chứng khoán – Bao nhiêu tiền là có thể đầu tư được?

Sau khi có tài khoản chứng khoán, bạn cần nộp tiền vào tài khoản để có thể giao dịch. Bạn băn khoăn số tiền cần nộp là bao nhiêu phải không? Rất đơn giản, bạn có thể bắt đầu với 5,000,000 đồng. Cùng tính xem với 5,000,000 đồng bạn có thể mua gì nhé:


Ví dụ: Bạn muốn mua cổ phiếu HCM (Công ty cổ phần chứng khoán TP. Hồ Chí Minh), HCM đang giao dịch trên sàn HOSE với giá 44,000 đồng (sàn HOSE cho giao dịch lô 100, tức là bạn được mua số lượng cổ phiếu là bội của 100: 100, 200, 500, 800, 1000,1100…)
Với 5,000,000 đ bạn sẽ mua được:
5,000,000/44,000 = 113 cổ phiếu
Do sàn HOSE khớp lệnh lô 100, vậy nên bạn sẽ đặt lệnh mua được 100 cổ phiếu và dư lại tiền.


Theo ví dụ trên, với số vốn 15 triệu đồng, bạn sẽ mua được khoảng 300 cổ phiếu HCM. Với mức độ biến động hiện tại của thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu tăng/giảm 1000đ/ngày là điều bình thường.

Như vậy bạn có thể lời/lỗ 300(cổ) x 1000(đ) = 300.000đ/ngày với số vốn 15 triệu.

Bước 3: Đặt lệnh mua/bán cổ phiếu qua phần mềm

Sau khi mở tài khoản, bạn mới có thể đăng nhập vào phần mềm giao dịch và tiến hành đặt lệnh mua/bán chứng khoán.

Những lỗi người mới đầu tư chứng khoán thường mắc phải

  • Sai lầm thường gặp nhất khi bắt đầu đầu tư là mang tâm thế chỉ muốn chiến thắng và kiếm lời nhanh chóng. Tuy nhiên với những ai mới tham gia thì điều này sẽ không dễ dàng như vậy. 
  • Sai lầm tiếp theo mà người mới tham gia đầu tư chứng khoán hay gặp phải là không đánh giá cổ phiếu đó đang rẻ hay đắt, và chúng có xứng đáng với số tiền bạn đầu tư hay không mà chỉ dựa vào thị giá ? 
  • Sai lầm quan trọng nhất là không khả năng đánh giá tình hình doanh nghiệp, thiếu kiến thức chuyên môn và không chịu khó tìm hiểu về chứng khoán.
Những lỗi người mới đầu tư chứng khoán thường mắc phải
Những lỗi người mới đầu tư chứng khoán thường mắc phải

Một số câu hỏi thường gặp về đầu tư chứng khoán 

Dưới đây là những câu hỏi phổ biến về đầu tư chứng khoán, hãy cùng chúng tôi giải đáp nhé!

Đầu tư chứng khoán có phải đánh bạc?

Đầu tư chứng khoán được pháp luật cho phép và được nhà nước tạo điều kiện phát triển nên có thể nói rằng đầu tư chứng khoán là một hình thức quản lý tài chính chứ không phải là dạng cờ bạc hên xui may rủi.

Có cần chơi chứng khoán ảo trước khi đầu tư thật?

Không cần thiết. Với số tiền vài trăm nghìn đến vài triệu đồng đầu tư thật vào thị trường, bạn có thể thu về được rất nhiều kinh nghiệm đầu tư như cách giao dịch, cách vận động của giá cả, tính toán lời lãi… 

Có nên đầu tư chứng khoán thời điểm này không?

Thị trường chứng khoán trong giai đoạn này đang rẻ, có rất nhiều cổ phiếu giá hấp dẫn. Tuy nhiên để có quyết định đúng đắn, bạn cần phải phân tích thị trường, nhận định xu hướng. Hoặc có thể nhờ đội ngũ hỗ trợ, tư vấn từ công ty chứng khoán. Ngoài ra bạn phải không ngừng học chứng khoán.

Nên chọn đầu tư chứng khoán dài hạn hay ngắn hạn?

Nên đầu tư chứng khoán dài hạn, nếu bạn mới tham gia, bởi đầu tư chứng khoán dài hạn sẽ hạn chế rủi ro hơn, nhưng đi kèm với nó thì lợi nhuận thấp hơn. Tuy nhiên nếu bạn là người mạo hiểm có khả năng chịu rủi ro cao, thì đầu tư ngắn hạn chính là cơ hội để bạn có lợi nhuận nhanh hơn.

Có nên lựa chọn đầu tư chứng khoán trên điện thoại?

Điện thoại khá tiện lợi cho quá trình đặt lệnh cũng như giúp bạn bám sát được thị trường hơn. Tuy nhiên bạn sẽ dễ bị tình trạng quá tải khi lượng truy cập quá lớn. Nhìn chung chỉ nên đầu tư chứng khoán trên điện thoại trong những lúc bạn không thể thao tác trực tiếp trên laptop hay máy tính.

Kết luận 

Bài viết trên trình bày những thông tin liên quan đến đầu tư chứng khoán dành cho người mới bắt đầu. Hy vọng qua bài viết bạn đã có thêm hiểu biết căn bản nhất liên quan đến chứng khoán. 

Hãy chuẩn bị tốt về kiến thức & tâm lý đầu tư, kết hợp cùng việc đăng ký nhận lời khuyên từ chuyên gia có kinh nghiệm – để tạo ra nguồn thu nhập thụ động cho bản thân và gia đình; hướng đến cuộc sống tự chủ tài chính trong tương lai.

>> Mở tài khoản ngay hôm nay tại đây, rất nhiều lợi ích dành cho bạn:

Mở tài khoản chứng khoán​​​​​

Nếu cần hỗ trợ mở tài khoản, vui lòng liên hệ Hotline (84 28) 38 233 298


Sàn HNX là gì? Tìm hiểu Quy định giao dịch trên sàn HNX 2023

Sàn HNX là gì? Tìm hiểu Quy định giao dịch trên sàn HNX 2023

Sàn HNX là gì? Tìm hiểu Quy định giao dịch trên sàn HNX 2023Sàn chứng khoán Hà Nội hay HNX là một trong những sàn giao dịch chứng khoán uy tín tại Việt Nam. Hãy cùng tìm hiểu những quy định về giao dịch trên sàn chứng khoán HNX trong bài viết sau đây.

Tìm hiểu về sàn HNX 

Tổng quan 

Sàn HNX (Hanoi Stock Exchange) là sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội được thành lập vào năm 2005 là tiền thân của sàn HNX. Sàn giao dịch HNX chính thức bắt đầu hoạt động từ năm 2009.

Sàn chứng khoán HNX hoạt động như một công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước là chủ sở hữu, với người đại diện ở đây là Bộ Tài chính. Số vốn điều lệ ở thời điểm thành lập sàn chứng khoán Hà Nội HNX là 1000 tỷ đồng.

Tìm hiểu về sàn HNX là gì

Sàn HNX trong tiếng Anh là Hanoi Stock Exchange

Mục tiêu 

  • Sàn HNX tổ chức, vận hành thị trường chứng khoán công bằng, minh bạch để đảm bảo quyền lợi của tất cả các bên.
  • Sàn HNX không ngừng phát triển để hỗ trợ giao dịch hiệu quả, nhanh chóng, mang đến trải nghiệm tốt nhất cho nhà đầu tư.
  • Sàn HNX chính là một kênh huy động vốn an toàn, uy tín để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. 

Chức năng 

  • Sàn là nơi để các doanh nghiệp động vốn hiệu quả để phục vụ sản xuất, kinh doanh. 
  • Mang lại cơ hội để các nhà đầu tư có thể tăng thu nhập.
  • Các công ty đều có thể niêm yết cổ phiếu trên sàn HNX và mọi người đều có thể trở thành cổ đông. 
  • Sàn chứng khoán HNX là thước đo của nền kinh tế, thông qua bảng giá chứng khoán sàn HNX các nhà đầu tư có thể đánh giá mức độ ổn định của nền kinh tế.
  • Các dự án có thể huy động vốn bằng cách bán chứng khoán (khế ước nợ). 

Quy định giao dịch trên sàn HNX cần nắm rõ  

Thời gian giao dịch

Sàn HNX có phiên sáng từ 9 giờ đến 11 giờ 30 phút, nghỉ trưa từ 11 giờ 30 phút đến 13 giờ, phiên chiều từ 13 giờ đến 15 giờ. Chi tiết hơn như sau: 

  • Từ 9 giờ đến 11h giờ 30 phút thực hiện khớp lệnh liên tục I và thỏa thuận 
  • Từ 11 giờ 30 phút đến 13 giờ là giờ nghỉ trưa 
  • Từ 13 giờ đến 14 giờ 30 phút thực hiện khớp lệnh liên tục và thỏa thuận
  • Từ 14 giờ 30 phút đến 14 giờ 45 phút thực hiện khớp lệnh định kỳ đóng cửa và thỏa thuận 
  • Từ 14 giờ 45 phút đến 15 giờ thực hiện khớp lệnh thỏa thuận.

Sàn chứng khoán Hà Nội HNX hoạt động từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần, và nghỉ vào thứ 7, Chủ Nhật, cũng như các ngày nghỉ lễ.

Đơn vị giao dịch

  • Giao dịch theo lô chẵn trên sàn HNX tối thiểu 100 cổ phiếu với 1 chứng chỉ quỹ.
  • Các giao dịch thỏa thuận tối thiểu từ 5000 cổ phiếu với 1 chứng chỉ quỹ và 1 trái phiếu trở lên.
  • Giao dịch theo lô lẻ bao gồm từ 1 đến 99 cổ phiếu. Chứng chỉ quỹ và trái phiếu có thể được thực hiện theo khớp lệnh hoặc thỏa thuận.
  • Giao dịch thỏa thuận và giao dịch lô lẻ sẽ không được thực hiện vào ngày đầu tiên niêm yết cổ phiếu.

Các loại lệnh giao dịch được sử dụng trên sàn HNX

Các lệnh được sử dụng phổ biến trên sàn HNX là lệnh giới hạn LO, lệnh thị trường giới hạn MTL, lệnh MAK hay lệnh MOK.

  • Lệnh ATC chỉ có hiệu lực tại phiên khớp lệnh định kỳ đóng cửa.
  • Lệnh PLO chỉ có hiệu lực từ 14 giờ 45 phút đến 15 giờ.

Phương thức khớp lệnh

  • Phương thức khớp lệnh liên tục là cách giao dịch trên cơ sở khớp các lệnh mua và bán ngay sau khi được nhập vào hệ thống.
  • Phương thức khớp lệnh định kỳ là cách giao dịch trên cơ sở khớp lệnh mua và bán ở một thời điểm xác định.
  • Phương thức khớp lệnh thỏa thuận là cách giao dịch dựa trên các thỏa thuận giao dịch giữa các bên.

Nguyên tắc khớp lệnh

  • Ưu tiên về giá: Lệnh mua nào có giá cao hơn sẽ được ưu tiên thực hiện trước. Lệnh bán nào có giá thấp hơn sẽ được ưu tiên thực hiện trước.
  • Ưu tiên về thời gian: Lệnh mua hoặc lệnh bán được nhập vào hệ thống ngang bằng giá thì lệnh nào được nhập trước sẽ được ưu tiên.

Quy định giao dịch trên sàn HNX cần nắm rõ

Nắm rõ quy định của sàn chứng khoán HNX giúp nhà đầu tư có nhiều thuận lợi

Phân biệt sàn HNX và sàn HOSE

  • Về địa chỉ: Sở Chứng khoán Hà Nội HNX có văn phòng chính tọa lạc tại số 2, Phan Chu Trinh, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM có văn phòng tọa lạc tại số 16 Võ Văn Kiệt, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
  • Về chức năng: Sàn HNX chịu trách nhiệm tổ chức quản lý và điều hành thị trường giao dịch chứng khoán. Đồng thời tổ chức, vận hành thị trường giao dịch chứng khoán minh bạch, công bằng và hiệu quả. Còn sàn HOSE là thị trường thứ cấp, là nơi chứng khoán được phát hành và mua bán. Việc thanh toán được thực hiện tập trung thông qua ngân hàng BIDV.
  • Về thời gian và phương thức giao dịch: Sàn HNX khớp lệnh liên tục. Buổi sáng bắt đầu từ 9h và kết thúc vào 11h30. Buổi chiều bắt đầu từ 13h và kết thúc vào 15h00. Còn sàn HOSE tiến hành khớp lệnh theo từng khung giờ theo các hình thức khác nhau như khớp lệnh định kỳ, khớp lệnh thỏa thuận và khớp lệnh liên tục. 

Mở tài khoản giao dịch chứng khoán trên sàn HNX

Mở tài khoản tại công ty chứng khoán

Đối với hình thức mở tài khoản trực tiếp, nhà đầu tư chỉ cần chuẩn bị CMND hoặc CCCD và đến quầy giao dịch của công ty chứng khoán để mở tài khoản chứng khoán. Dưới sự hướng dẫn của các nhân viên, chuyên viên của công ty, chỉ trong vòng 15 phút là có thể hoàn thành việc mở tài khoản chứng khoán.

Mở tài khoản chứng khoán trực tuyến

Nhà đầu tư truy cập website của các công ty chứng khoán thành viên HNX để đăng ký mở tài khoản. Sau khi điền đầy đủ thông tin và xác nhận hợp đồng trực tuyến, nhà đầu tư nên in hợp đồng ra và gửi về địa chỉ của công ty chứng khoán để kiểm tra, xác minh thông tin nhà đầu tư cung cấp có đúng hay không để hoàn thiện hồ sơ gốc và lưu trữ hồ sơ.

Đối với những nhà đầu tư mới, muốn rút ngắn thời gian di chuyển hay thực hiện thủ tục, có thể mở ngay tài khoản chứng khoán tại EcomVNI với thủ tục đơn giản và hoàn toàn miễn phí. Khi mở tài khoản tại EcomVNI, nhà đầu tư còn sở hữu cho mình quyền lợi được ưu đãi phí giao dịch chỉ từ 0.1%, được trang bị kiến thức từ căn bản đến chuyên sâu miễn phí thông qua bài giảng online vô cùng trực quan và dễ hiểu.

>>>Mở tài khoản chứng khoán trực tuyến tại EcomVNI chỉ với 3 phút tại đây:https://online.hsc.com.vn/mo-tai-khoan.html

Mở tài khoản giao dịch chứng khoán trên sàn HNX

Thủ tục mở tài khoản chứng khoán tại EcomVNI rất đơn giản

Kết luận

Các nhà đầu tư chắc chắn đã có đủ thông tin về sàn HNX để tham gia giao dịch. Thông qua bài viết này, EcomVNI đã cung cấp cho các nhà đầu tư những thông tin hữu ích nhất. Mở tài khoản chứng khoán online EcomVNI ngay hôm nay để bắt đầu hành trình đầu tư cùng nhiều kiến thức được cập nhật tại EcomVNIEdu. Đừng quên thường xuyên cập nhật tin tức thị trường chứng khoán hôm nay trên EcomVNI bạn nhé!


Chỉ số P/E là gì? Nên hay không sử dụng định giá P/E?

Chỉ số P/E là gì? Nên hay không sử dụng định giá P/E?

Chỉ số P/E là gì? Nên hay không sử dụng định giá P/E?

Chỉ số P/E là gì chính là câu hỏi mà các nhà đầu tư chưa có kinh nghiệm luôn thắc mắc. Để có thể lựa chọn được những loại cổ phiếu phù hợp nhất, đòi hỏi các nhà đầu tư phải biết cách tính chỉ số P/E. Hãy cùng tìm hiểu chỉ số P/E trong chứng khoán là gì trong bài viết sau đây nhé!

Chỉ số P/E là gì?

Chỉ số P/E là gì trong tiếng Anh? P/E trong tiếng anh là viết tắt của từ Price to Earning Ratio. Chỉ số này được sử dụng để xem xét mối quan hệ giữa giá cổ phiếu trên thị trường (Price) và lãi thu được trên một cổ phiếu (EPS – Earnings per share). 

Vậy ý nghĩa của chỉ số P/E là gì? Chỉ số P/E là một công cụ quan trọng để định giá cổ phiếu, nếu chỉ số này thấp thì có nghĩa là giá cổ phiếu rẻ và ngược lại, nếu chỉ số này cao thì có nghĩa là giá cổ phiếu đắt. Chi tiết hơn, chỉ số P/E là được dùng để biết điểm hòa vốn ước tính, các nhà đầu tư có thể biết được sẽ mất bao lâu để lấy lại vốn.

Ví dụ: Cổ phiếu A có giá là 100.000 đồng và lãi là 25.000 đồng năm. Nếu nhà đầu tư mua cổ phiếu A, thì họ sẽ mất 4 năm để có thể lấy lại vốn.

Công thức tính chỉ số P/E

Nếu như nhà đầu tư đã hiểu được ý nghĩa chỉ số P/E là gì, nhà đầu tư cũng cần phải biết cách tính chỉ số P/E là gì?

Công thức tính chỉ số P/E

Công thức tính chỉ số P/E là gì?

Trong đó, chỉ số lợi nhuận tính trên một cổ phiếu (EPS) sẽ thể hiện khả năng tạo ra doanh thu của doanh nghiệp, cụ thể chỉ số này sẽ được tính như sau:

Công thức chỉ số lợi nhuận tính trên một cổ phiếu (EPS)

Các loại tỷ lệ P/E

Các phân loại chỉ số P/E là gì, thì chỉ số này được chia thành 2 loại được sử dụng phổ biến là Forward P/E và Trailing P/E, Tương ứng với từng loại cổ phiếu mà cách dùng sẽ khác nhau.

Forward P/E

Loại chỉ số P/E này được dùng để dự đoán thu nhập của 4 quý tiếp theo.

Công thức tính Forward P/E

Trailing P/E

Công thức tính Trailing P/E

Đây là loại chỉ số P/E được dùng phổ biến vì nó là số liệu khách quan. Các nhà đầu tư thường tin tưởng Trailing P/E hơn vì họ không tin vào ước tính EPS trong tương lai trong cách tính Forward P/E.

Chỉ số P/E như thế nào là tốt?

Chỉ số P/E cao của một loại cổ phiếu thường thể hiện sự kỳ vọng của các nhà đầu tư về việc thu được nhiều lợi nhuận hơn từ loại cổ phiếu đó trong tương lai. 

Các nhà đầu tư lâu năm có thể sẵn sàng trả một mức giá cao cho những doanh nghiệp hàng đầu, vì vậy mà những doanh nghiệp này sẽ có chỉ số P/E rất cao. Tuy nhiên, điều này không phải đúng trong mọi trường hợp vì chỉ số P/E cao có thể lại là biểu hiện việc doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả, khiến cho EPS xuống thấp, thậm chí là gần bằng 0, nên chỉ số P/E mới cao.

Trong khi đó, nếu như chỉ số P/E thấp, thì có rất nhiều lý do để một doanh nghiệp có chỉ số P/E thấp tại một thời điểm. Trường hợp đầu tiên là doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn so với thời gian trước, thế nên lợi nhuận trên 1 cổ phần (EPS) tăng lên, từ đó khiến cho chỉ số P/E thấp. Trong trường hợp này thì cổ phiếu đang bị định giá thấp và đây chính là cơ hội tốt để các nhà đầu tư có thể mua vào.

Mặt khác, chỉ số P/E thấp cũng có thể là do doanh nghiệp thu được lợi nhuận bất thường, từ những hành động như thanh lý tài sản hay bán công ty con. Những khoản lợi nhuận này không hề bền vững vì chúng không đến từ hoạt động kinh doanh cốt lõi, và cũng sẽ không thể lặp lại trong tương lai. Một trường hợp tệ khác là các cổ đông hiện hữu không còn thấy khả năng phát triển của doanh nghiệp, nên quyết định bán chốt lời, từ đó khiến cho giá cổ phiếu giảm, dẫn tới chỉ số P/E thấp. Đối với những trường hợp này, chỉ số P/E thấp có thể sẽ duy trì trong một khoảng thời gian, thế nhưng những loại cổ phiếu đó không được coi là rẻ, bởi vì triển vọng phát triển của doanh nghiệp là rất ít.

Vậy chỉ số P/E bao nhiêu là tốt, thì như đã phân tích ở trên, rất khó để nói rằng chỉ số P/E nào là tốt. Bởi vì chỉ số P/E hiện tại cao hay thấp không mang nhiều ý nghĩa nếu như chỉ số đó đứng một mình. Hiểu được chỉ số P/E là gì, thì chỉ số này cần được đem ra so sánh với chỉ số toàn ngành, cũng như liên hệ với tốc độ tăng trưởng lợi nhuận và thu nhập dự kiến của doanh nghiệp.

Dựa vào chỉ số P/E để lựa chọn cổ phiếu phù hợp

chỉ số P/E trong chứng khoán là một ước tính sơ bộ, nên nó không nên được sử dụng trong tất cả các quyết định giao dịch cổ phiếu. Thế nhưng, chỉ số này là một công cụ tốt khi dùng để đánh giá xu hướng của cổ phiếu. Hãy cùng tìm hiểu cách dùng chỉ số P/E là gì trong phần dưới đây.

Chỉ số P/E giúp nhà đầu tư chọn cổ phiếu có xu hướng tăng trưởng hoặc mang lại lợi nhuận trong tương lai

Chỉ số P/E cao rất có thể là dấu hiệu  của một doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả, khiến cho chỉ số EPS thấp, thậm chí gần bằng 0, từ đó khiến cho chỉ số P/E cao.

Trong khi đó, chỉ số P/E thấp là dấu hiệu cho các nhà đầu tư thấy rằng EPS (lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu) đang ở mức cao, từ đó họ có thể đưa ra quyết định sẽ mua vào các loại cổ phiếu này. 

Thế nhưng, chỉ số P/E thấp cũng có thể là do doanh nghiệp thu được lợi nhuận bất thường từ bán tài sản hay thanh lý tài sản. Khoản lợi nhuận này chỉ có tại một thời điểm và sẽ không lặp lại trong tương lai, đồng thời đẩy giá EPS lên cao đột xuất khiến P/E thấp. Một trường hợp khác là các cổ đông nhận thấy tình hình kinh doanh của công ty không hiệu quả nên họ đã quyết định bán số cổ phần mình đang nắm giữ ra thị trường để chốt lời khiến cho chỉ số P/E thấp.

Chỉ số P/E giúp nhà đầu tư lựa chọn cổ phiếu có tính thanh khoản tốt

Thông thường, các cổ phiếu có độ ổn định cao không mang lại khả năng tăng đột biến, vì vậy chỉ số P/E của chúng sẽ cao hơn so với các cổ phiếu có vốn hóa thị trường lớn. Các nhà đầu tư có thể chọn cổ phiếu với P/E cao nhưng cũng có tính thanh khoản tốt trong cùng một ngành, đồng thời sử dụng mức P/E trung bình của ngành đó để so sánh và đưa ra quyết định mua bán. Chỉ số P/E nếu được sử dụng cùng những công cụ khác sẽ đem lại hiệu quả rất tốt. 

Mối liên hệ giữa chỉ số P/E và các chỉ số liên quan 

P/E và P/B

Chỉ số P/E giúp nhà đầu tư so sánh giá của cổ phiếu trên thị trường so với giá trị thực. Còn chỉ số P/B giúp nhà đầu tư so sánh giá của cổ phiếu trên thị trường so với giá ghi sổ của cổ phiếu đó.

Bên cạnh đó, chỉ số P/E thường được dùng để đánh giá các doanh nghiệp có lợi nhuận tương đối ổn định và ít biến động như doanh nghiệp sản xuất. Chỉ số P/B dùng để đánh giá các doanh nghiệp có giá trị tài sản tăng nhưng lợi nhuận không ổn định. 

P/E và EPS

Theo công thức tính chỉ số P/E nhà đầu tư có thể thấy EPS là một phần để tạo nên P/E.

  • Khi chỉ số EPS > 0, cả 2 chỉ số P/E và EPS đều cao chứng tỏ công ty đang hoạt động tốt, nhà đầu tư có thể đầu tư cổ phiếu ở công ty này.
  • Khi chỉ số EPS <0 thì chỉ số P/E không có nghĩa.
  • Khi doanh nghiệp liên tục phát hành trái phiếu thì chỉ số EPS sẽ giảm. Điều này giúp chỉ số P/E sẽ tăng lên nhưng cũng đồng nghĩa với mức rủi ro cũng cao hơn.

Câu hỏi chỉ số P/E là gì đã có câu trả lời rõ ràng trong bài viết này. Để có thể sử dụng chỉ số P/E một cách hiệu quả, các nhà đầu tư có thể tham gia mở tài khoản trên EcomVNI. EcomVNI giúp quý khách phân tích thị trường, cũng như cung cấp những thông tin có giá trị cực cao để quý khách tham khảo.


ROA là gì? Giải mã chi tiết công thức tính và ứng dụng trong đầu tư chứng khoán

ROA là gì? Giải mã chi tiết công thức tính và ứng dụng trong đầu tư chứng khoán

ROA là gì? Giải mã chi tiết công thức tính và ứng dụng trong đầu tư chứng khoán

ROA là gì chính một câu hỏi mà các nhà đầu tư chưa có nhiều kinh nghiệm hay thắc mắc. ROA là một trong những số liệu quan trọng nhất để các nhà đầu tư đánh giá được sức mạnh tài chính của doanh nghiệp. Bài viết này sẽ trả lời câu hỏi ROA là gì và những đặc điểm liên quan đến thuật ngữ này trong đầu tư chứng khoán.

Chỉ số ROA là gì? 

ROA là gì? viết đầy đủ trong Tiếng Anh là Return on Assets, Tiếng Việt gọi là tỷ suất lợi nhuận trên tài sản. Đây là một chỉ số được dùng để tính toán khả năng sinh lợi của một công ty so với tài sản họ có. Tài sản của một doanh nghiệp bao gồm tất cả các nguồn lực mà doanh nghiệp đó sở hữu hoặc kiểm soát, dựa vào đó mà tạo ra các giá trị kinh doanh.

ROA là chỉ số rất quan trọng để các nhà đầu tư có thể lựa chọn cổ phiếu chính xác. Nhờ vào ROA, nhà đầu tư sẽ biết được mức độ hiệu quả của một công ty trong việc biến vốn đầu tư thành lợi nhuận.

Ý nghĩa của ROA trong đầu tư chứng khoán

Ý nghĩa của chỉ số ROA là gì? Chỉ số này cho biết số vốn sở hữu mà một công ty dùng để kinh doanh sẽ thu về được bao nhiêu lợi nhuận ròng. 

Đối với chủ doanh nghiệp

Chỉ số ROA phản ánh mức độ hiệu quả trong hoạt động kinh doanh. ROA sẽ được dùng để so sánh giữa các thời kỳ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hoặc với các doanh nghiệp đối thủ. Chỉ số ROA càng cao có nghĩa là doanh nghiệp sử dụng tài sản càng hiệu quả. 

Cụ thể, nếu ROA cao thì công ty có xu hướng tiếp tục đẩy mạnh chiến lược kinh doanh hiện tại, ngược lại thì sẽ cần tìm hiểu nguyên nhân khiến chỉ số ROA không tích cực ( Lợi nhuận sau thuế hay tổng tài sản). Từ đó đề xuất các phương án đổi mới để cải thiện hoạt động kinh doanh của công ty. 

Đối với các nhà đầu tư

Thông thường, công ty có khả năng sinh lời cao đối với nhà đầu tư cá nhân là những công ty có chỉ số ROA cao hơn so với các công ty cùng ngành. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng hay so sánh chỉ số ROA của công ty mục tiêu ở thời điểm hiện tại và trong quá khứ để đánh giá mức tăng trưởng – sự mở rộng quy mô hoạt động của doanh nghiệp.

Đối với ngân hàng cho vay

Đối với ngân hàng cho vay, chỉ số ROA thể hiện tình hình kinh doanh của một công ty. Dựa vào ROA, các ngân hàng sẽ đánh giá được tình hình tài chính của doanh nghiệp để xem có nên cho công ty này vay vốn hay không.

Công thức và ví dụ tính chỉ số ROA 

Cách tính chỉ số ROA là gì, thì sau đây là công thức:

Cách tính chỉ số ROA là gì

Tìm hiểu công thức tính chỉ số ROA là gì?

Trong đó:

Công thức tính lợi nhuận sau thuế

Công thức tính lợi nhuận sau thuế

Chú thích: 

  • Tổng tài sản là tổng giá trị tài sản công ty sở hữu tại thời điểm xác định, bao gồm tiền và các khoản tương đương tiền, đầu tư tài chính, các khoản phải thu, tài sản cố định, hàng tồn kho, bất động sản đầu tư và tài sản khác.
  • Đơn vị tính của chỉ số ROA là phần trăm (%).

Ví dụ: Doanh nghiệp có vốn sở hữu là 50 tỷ, lợi nhuận sau thuế là 3 tỷ. Dựa trên công thức, ta có được chỉ số ROA như sau: ROA = (3/50) x 100% = 6%

Sử dụng chỉ số ROA như thế nào cho hiệu quả ?

Ưu và nhược điểm của ROA là gì, hãy cùng tìm hiểu trong phần này.

Ưu điểm của chỉ số ROA 

Chỉ số ROA có cách tính rất đơn giản và dễ sử dụng, các nhà đầu tư mới trên thị trường có thể áp dụng khi phân tích cổ phiếu. Chỉ số này được sử dụng để đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và sự hiệu quả của bộ máy vận hành. 

Nhược điểm của chỉ số ROA

Chỉ số ROA chỉ phản ánh một khía cạnh của doanh nghiệp, không thể bao quát toàn bộ bức tranh tài chính. Để quyết định đầu tư bạn cần kết hợp với các chỉ số khác để có cái nhìn đúng đắn hơn. 

Lợi nhuận của một công ty thường xuyên thay đổi, vì vậy tính toán ROA trong thời gian ngắn sẽ không hiệu quả, nên các nhà đầu tư phải đánh giá chỉ số ROA trong thời gian dài. Không chỉ vậy, yếu tố lợi nhuận trong công thức ROA là chỉ số mà các công ty có thể sử dụng các phương pháp kế toán để cắt giảm hoặc thổi phồng nhằm phục vụ mục đích riêng, khiến cho chỉ số ROA bị bóp méo.

Mối quan hệ giữa chỉ số ROE và chỉ số ROA

Các nhà đầu tư kinh nghiệm thường sẽ chú trọng ROE hơn là ROA vì chỉ số ROE phản ánh trực tiếp mối quan hệ giữa số vốn bỏ ra và lợi nhuận thu về của các nhà đầu tư. Tuy nhiên nhà đầu tư cũng cần lưu ý rằng nếu ROE cao khi mà ROA thấp có nghĩa là khả năng sử dụng nợ của doanh nghiệp không hiệu quả. 

Mối quan hệ giữa chỉ số ROE và chỉ số ROA

Kết luận

Hy vọng độc giả, đặc biệt là nhà đầu tư mới F0 đã có câu trả lời cho câu hỏi ROA là gì? và bỏ túi được thêm vài công thức hữu ích qua bài viết trên. Thật vậy, chỉ số ROA là một công cụ không thể thiếu trong quá trình dự đoán xu hướng của thị trường. Để có thể sử dụng chỉ số ROA một cách thực sự hiệu quả, các nhà đầu tư có thể tham gia mở tài khoản chứng khoán online trên EcomVNI để sở hữu những phân tích chính xác nhất về thị trường chứng khoán. 


ROI là gì? Ưu điểm, hạn chế và công thức tính chỉ số ROI 2023

ROI là gì? Ưu điểm, hạn chế và công thức tính chỉ số ROI 2023

ROI là gì? Ưu điểm, hạn chế và công thức tính chỉ số ROI 2023

ROI là gì? ROI là một chỉ số rất quan trọng trong đầu tư. Thế nhưng, không phải nhà đầu tư nào cũng hiểu rõ về chỉ số này khi bắt đầu tham gia thị trường chứng khoán. Hãy cùng tìm hiểu mọi thông tin về chỉ số ROI là gì trong bài viết sau đây.

Chỉ số ROI là gì? Tại sao chỉ số ROI lại quan trọng? 

ROI là gì trong tiếng Anh? ROI là viết tắt của Return on Investment mang nghĩa là lợi tức đầu tư. Đây là một chỉ số được dùng để xác định lợi nhuận trong quá khứ và tiềm năng của một doanh nghiệp trong tương lai. 

Chỉ số ROI được tính bằng là tỷ lệ lợi nhuận ròng chia cho tổng chi phí đầu tư. Các công ty có thể sử dụng chỉ số ROI để đánh giá trình độ quản lý, cũng như đo lường hiệu quả đầu tư đối với các chiến dịch lớn hay dự án quan trọng. Bên cạnh đó, chỉ số ROI cũng được sử dụng để so sánh mức độ hiệu quả giữa khoản đầu tư này với khoản đầu tư khác. 

Không những thế, chỉ số ROI còn được dùng để mô tả “chi phí cơ hội” hoặc phần lợi tức mà các nhà đầu tư bỏ ra để đầu tư vào một công ty. Ví dụ, anh A muốn đầu tư vào thị trường chứng khoán và kỳ vọng sẽ nhận được lợi nhuận hàng năm từ 10% trở lên. Cũng với khoản tiền đó, anh A đem đầu tư vào dự án tiềm năng của một doanh nghiệp. Trong trường hợp này, đứng dưới góc độ của anh A hay bất cứ nhà đầu tư nào cũng muốn nhận được lợi tức từ việc đầu tư vào doanh nghiệp lớn hơn hoặc bằng lợi tức từ việc đầu tư chứng khoán.

Chỉ số ROI là gì?
Nhiều nhà đầu tư mới thắc mắc chỉ số ROI là gì trong chứng khoán

Ý nghĩa của tỷ lệ ROI là gì? Chỉ số ROI của một doanh nghiệp càng cao cho thấy khả năng sinh lời của doanh nghiệp càng lớn. Bên cạnh đó, chỉ số ROI còn được các công ty dùng để xem xét các khoản đầu tư trước đó nhằm đánh giá khoản đầu tư nào mang lại hiệu quả cao hơn.

Các nhà đầu tư có nỗi lo sợ rủi ro cao thường chấp nhận chỉ số ROI thấp hơn để đổi lại việc đầu tư có ít rủi ro hơn. Giống như vậy, các khoản đầu tư mất nhiều thời gian hơn để thu hồi vốn cũng sẽ có ROI cao hơn để thu hút được các nhà đầu tư.

Các nhà đầu tư riêng lẻ cũng có thể dùng ROI để xem xét các khoản đầu tư cá nhân của mình. Nhà đầu tư có thể sử dụng ROI để so sánh các khoản đầu tư, ví dụ như cổ phiếu đang nắm giữ hay cổ phần trong một công ty nhỏ so với một khoản đầu tư khác trong danh sách đầu tư của mình.

Bí quyết tính ROI đơn giản, chính xác 

Cách tính chỉ số ROI là gì, thì công thức rất đơn giản như sau:

Cách tính chỉ số ROI là gì

Công thức tính chỉ số ROI là gì?

Ví dụ thực tế về cách tính toán chỉ số ROI:

Đầu năm nay, công ty A muốn mở rộng hoạt động kinh doanh nên đã phát triển một sản phẩm với chi phí đầu tư là 100.000.000 VND. Đến cuối năm, do sản phẩm mới hoạt động rất hiệu quả nên doanh thu của công ty tăng thêm 200.000.000 VND so với năm trước.

Vậy chỉ số ROI cho năm nay sẽ được tính như sau: ROI = (200.000.000/100.000.000) x 100% = 200%

Ưu điểm và hạn chế của ROI nhà đầu tư cần nắm 

Ưu nhược điểm của tỷ lệ ROI là gì, hãy cùng tìm hiểu.

Ưu điểm

Ưu điểm dễ nhận thấy nhất ROI nằm ở sự đơn giản: Đây là chỉ số tài chính không quá phức tạp; dễ tính toán, dễ hiểu với các nhà đầu tư mới. Bên cạnh đó, nhà đầu tư có thể phân tích, theo dõi các dự án đang đầu tư để đặt ra các mục tiêu đầu tư trung hạn và dài hạn. 

Nhờ sử dụng ROI, các nhà đầu tư có thể đánh giá hiệu quả tài chính của một công ty, xem xét công ty đó có đi đúng hướng hay không. Chỉ số ROI được dùng như là một thước đo tiêu chuẩn, tổng quát về khả năng sinh lời của một công ty.

Nhược điểm

Dù là một công cụ hữu ích, ROI cũng có một số điểm hạn chế. Đầu tiên là ROI chỉ phù hợp để đánh giá các dự án ngắn hạn, chứ không phù hợp với cá dự án dài hạn. Không những vậy, ROI cũng không phản ánh được lý do tại sao chỉ số này cao hay thấp. 

Mỗi công ty sẽ có cách tính chỉ số ROI khác nhau nên việc đem chỉ số ROI của công ty này đi so sánh chỉ số ROI của công ty khác là không khả thi. Muốn đo lường chính xác mức độ hiệu quả của một doanh nghiệp, các nhà đầu tư cần phải sử dụng thêm nhiều công cụ hỗ trợ khác, không nên dùng mỗi ROI để quyết định có nên đầu tư hay không

Chỉ số ROI trong đầu tư chứng khoán bao nhiêu là tốt?

Chỉ số ROI trong chứng khoán bao nhiêu là tốt? Thực tế không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi này. Hiểu đơn giản là chỉ số ROI dương chứng tỏ hoạt động đầu tư đã sinh lời. Chỉ số ROI càng cao có nghĩa là lợi nhuận càng nhiều. 

Chỉ số ROI trong đầu tư chứng khoán bao nhiêu là tốt?

Chỉ số ROI càng cao thì lợi nhuận càng nhiều

Kết luận

Câu hỏi ROI là gì đã được trả lời đầy đủ trong bài viết này. Cũng như hầu hết các thuật ngữ khác, ROI có những ưu và nhược điểm riêng, đòi hỏi các nhà đầu tư chú ý phân biệt để có thể trở thành công cụ hữu dụng cho chiến lược đầu tư của bản thân. Cách tốt nhất để thực hành những khái niệm khô khan như ROI là tham gia mở tài khoản trực tuyến trên EcomVNI để rút ra phương pháp đầu tư phù hợpĐừng quên thường xuyên cập nhật tin tức thị trường chứng khoán hôm nay trên EcomVNI bạn nhé!

mở tài khoản trực tuyến trên EcomVNI


ROE là gì? Chỉ số ROE bao nhiêu là tốt?(Update 2023)

ROE là gì? Chỉ số ROE bao nhiêu là tốt?(Update 2023)

ROE là gì? Chỉ số ROE bao nhiêu là tốt?(Update 2023)

Chỉ số ROE là gì? ROE là một chỉ số rất được quan tâm bởi các nhà đầu tư, cũng như chính các công ty. Thế nhưng, nhiều nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm có thể vẫn chưa hiểu rõ về chỉ số này khi tham gia thị trường chứng khoán. Hãy cùng tìm hiểu mọi thông tin về chỉ số ROE trong bài viết sau đây.

Chỉ số ROE là gì? Ý nghĩa quan trọng khi đầu tư 

ROE là gì? ROE trong tiếng Anh là viết tắt của thuật ngữ Return of Equity, Tiếng Việt gọi là tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu. Chỉ số này là thước đo hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. Dựa vào ROE, các nhà đầu tư có thể dễ dàng đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cũng như mức độ hiệu quả trong việc tạo ra lợi nhuận.

Chỉ số ROE còn được nhà đầu tư dùng phân tích, so sánh với các cổ phiếu cùng ngành trên thị trường để đưa ra quyết định mua cổ phiếu của công ty nào. Hệ số ROE càng cao chứng tỏ công ty quản lý sử dụng vốn của các cổ đông càng hiệu quả, vì vậy chỉ số này là tiêu chí quan trọng để nhà đầu tư xem xét cơ hội đầu tư vào cổ phiếu của một doanh nghiệp.

Chỉ số ROE là gì?

Chỉ số ROE là gì?

Tiếp theo hãy cùng tìm hiểu ý nghĩa của chỉ số ROE là gì trong chứng khoán?

  • Nhờ vào ROE, cổ đông có thể biết được liệu họ nhận được nhiều hay ít lợi nhuận từ số tiền góp vốn thông qua hình thức sở hữu cổ phiếu của doanh nghiệp.
  • Nếu thu nhập càng lớn thì chỉ số ROE sẽ càng cao, lợi nhuận trên mỗi cổ phần cũng sẽ nhiều hơn.
  • So sánh ROE của công ty mong muốn đầu tư với ROE trung bình ngành giúp các nhà đầu tư xác định được lợi thế cạnh tranh của công ty đó. 
  • ROE tăng trưởng một cách bền vững theo thời gian có nghĩa là doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả, tăng năng suất và lợi nhuận. Ngược lại, ROE giảm thì doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, không sinh lời tốt.

Cách tính chỉ số ROE và ví dụ minh họa 

Công thức tính chỉ số ROE là gì đơn giản như sau:

Công thức tính chỉ số ROE là gì

Công thức tính chỉ số ROE là gì?

Trong đó:

  • Thu nhập ròng được tính toán trước khi công ty trả cổ tức cho cổ đông phổ thông, sau khi công ty trả cổ tức cho cổ đông ưu đãi và khoản lãi vay. 
  • Vốn chủ sở hữu bình quân được tính theo vốn chủ sở hữu ở đầu kỳ kế toán. Đầu và cuối kỳ phải đúng với thời gian mà công ty có được thu nhập ròng. 

Ví dụ: Công ty H năm 2021 có vốn chủ sở hữu đầu năm là 4 tỷ, vốn chủ sở hữu cuối năm là 6 tỷ. Lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2020 là 1 tỷ. Vậy vốn chủ sở hữu bình quân là 5 tỷ. Từ đó ta có công thức tính chỉ số ROE của công ty H như sau: Chỉ số ROE = (1:5) x 100 =  20%

Chỉ số ROE trong đầu tư chứng khoán bao nhiêu là tốt?

Trong thị trường chứng khoán, chỉ số ROE muốn xem xét cần phải tìm hiểu công ty đang được phân tích thuộc lĩnh vực nào. Mỗi ngành nghề kinh doanh sẽ có mức ROE trung bình tương ứng. Thông thường, các nhà đầu tư nên tập trung vào các doanh nghiệp có ROE bằng hoặc cao hơn mức trung bình ngành. Đối với một số nhà đầu tư, ROE từ 14% trở lên là tỷ lệ có thể chấp nhận được, nếu ROE thấp hơn 10% là tỷ lệ kém. 

Lưu ý khi chỉ số ROE quá cao

ROE trung bình hoặc cao dĩ nhiên sẽ được đánh giá cao hơn so với ROE thấp. Dù vậy, ROE quá cao chưa chắc đã là dấu hiệu tốt. ROE cao là dấu hiệu tốt nếu như thu nhập ròng lớn hơn rất nhiều so với vốn chủ sở hữu, doanh nghiệp đang phát triển rất mạnh. Thế nhưng, nếu như vốn chủ sở hữu nhỏ hơn nhiều so với thu nhập ròng thì rủi ro là không hề nhỏ.

Nguyên nhân cho hiện tượng này của chỉ số ROE là gì? Vốn chủ sở hữu nhỏ có thể là vì công ty đã trải qua một khoảng thời gian dài thua lỗ, các khoản này lại được cập nhật trong bảng cân đối kế toán với phần vốn chủ sở hữu ở dạng “lỗ giữ lại” (số dư của tài khoản thu nhập giữ lại là âm). Lâu dài, tình trạng này làm giảm vốn chủ sở hữu của công ty. Lúc này, công ty hoạt động tốt trở lại và ghi nhận lãi thì ROE sẽ trở nên cao bất thường do mẫu số quá nhỏ. Các nhà đầu tư có thể hiểu lầm rằng công ty đang phát triển mạnh mẽ.

Một trường hợp khác là công ty có dư nợ quá nhiều, vốn chủ sở hữu cũng sẽ giảm tương ứng với mức tăng của nợ vay (vốn chủ sở hữu = tài sản – nợ phải trả). Trường hợp này thì ROE cũng sẽ cao bất thường.

Lưu ý khi chỉ số ROE quá cao

Chỉ số ROE quá cao chưa chắc đã là tốt

Hạn chế của ROE là gì?

Bên cạnh những ưu điểm thì ROE còn tồn đọng một vài hạn chế. Vậy hạn chế của ROE là gì? Chỉ số ROE cũng có thể bị sai lệch vì các yếu tố như lỗ trong dài hạn, nợ vay lớn, mua lại của phiếu.

Một nhược điểm khá lớn của ROE là nó có thể loại trừ các tài sản vô hình khỏi vốn chủ sở hữu của cổ đông, ví dụ như bằng sáng chế, nhãn hiệu, bản quyền. ROE sẽ có sự sai lệch và khó so sánh với những công ty tính luôn tài sản vô hình. Chỉ số ROE lại có thể được tính toán khác nhau vì tính bằng vốn chủ sở hữu trung bình hai kỳ, đầu kỳ, cuối kỳ,…. 

Kết luận

Câu hỏi ROE là gì đã được trả lời đầy đủ trong bài viết này. ROE cũng có những ưu và nhược điểm vì thế các nhà đầu tư muốn biết cách sử dụng chỉ số ROE cũng như các chỉ số chứng khoán khác, hãy tham gia mở tài khoản trên EcomVNI để có thể đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả hơn. Đừng quên thường xuyên cập nhật tin tức thị trường chứng khoán hôm nay trên EcomVNI bạn nhé!


Chỉ số P/b là gì? Bí quyết tính chỉ số P/B nhanh, chuẩn xác 2023

Chỉ số P/b là gì? Bí quyết tính chỉ số P/B nhanh, chuẩn xác 2023

Chỉ số P/B là một trong những chỉ số quan trọng nhất được sử dụng khi giao dịch chứng khoán. Các nhà đầu tư cần phải hiểu rõ về chỉ số này để có thể đưa ra được quyết định đầu tư chính xác. Cùng tìm hiểu chỉ số P/B trong chứng khoán là gì trong bài viết sau đây.

Chỉ số P/B trong chứng khoán là gì? 

Chỉ số P/B trong tiếng Anh là cách viết rút gọn của Price to Book Value Ratio. Chỉ số này được sử dụng để so sánh giá của một cổ phiếu với giá trị sổ sách của chính loại cổ phiếu đó.Công thức của chỉ số P/B được tính bằng giá giá thị trường của cổ phiếu (Price) chia cho giá trị sổ sách của cổ phiếu (Book value per Share).

Chỉ số P/B trong chứng khoán là gì?

Chỉ số P/B so sánh giá thị trường và giá trị sổ sách của một loại cổ phiếu

Chỉ số P/B nói lên điều gì?

Chỉ số P/B cho các nhà đầu tư biết được rằng giá cổ phiếu đang cao hơn hay thấp hơn bao nhiêu lần khi so sánh với giá trị sổ sách tại doanh nghiệp.

Nếu như chỉ số P/B lớn hơn 1, thì có nghĩa là giá thị trường hơn giá trị sổ sách của loại cổ phiếu đó. Hiểu đơn giản là doanh nghiệp có thể làm ăn tốt trong tương lai, nên thị trường đang có nhiều kỳ vọng về loại cổ phiếu này. Vì vậy, nhiều nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn hơn giá trị sổ sách của doanh nghiệp để có thể sở hữu loại cổ phiếu đó.

Nếu như chỉ số P/B nhỏ hơn 1 thì có thể xảy ra hai trường hợp:

  • Trường hợp 1: Các nhà đầu tư đang cho rằng tình hình kinh doanh của doanh nghiệp không mấy khả quan, vì vậy chỉ bỏ ra mức giá thấp để mua cổ phiếu.
  • Trường hợp 2: Lợi nhuận của doanh nghiệp đang tăng nhanh hơn so với những gì thị trường kỳ vọng. Doanh nghiệp này đang trong quá trình hồi phục sau khủng hoảng và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp đang ngày một tốt lên khiến cho giá trị cổ phiếu trên sổ sách cũng tăng lên. Đối với trường hợp này, loại cổ phiếu này đang bị đánh giá thấp hơn giá trị thực sự của nó. Đây chính là cơ hội mà các nhà đầu tư cần phải mua vào và thu được lợi nhuận lớn trong tương lai.

Công thức và ví dụ chi tiết cách tính chỉ số P/B 

Cách tính chỉ số P/B là gì, thì bạn cần phải xác định 2 yếu tố là giá thị trường (Price) và giá trị sổ sách trên một cổ phiếu (Book Value per Share).

  • Bước 1: Nhà đầu tư cần phải xác định giá trị sổ sách (Book Value). Dựa vào bảng cân đối kế toán, bạn cần tìm ra ba thông số là tổng giá trị tài sản, giá trị tài sản vô hình, và nợ phải trả. Nhà đầu tư sử dụng công thức sau để tính giá trị sổ sách trên một cổ phiếu:

giá trị sổ sách (Book Value)
  • Bước 2: Nhà đầu tư cần phải xác định giá thị trường (Price): Giá thị trường sẽ được xác định bởi giá đóng cửa phiên cuối cùng.
  • Bước 3: Cuối cùng, nhà đầu tư có thể dễ dàng tính chỉ số P/B bằng cách lấy giá thị trường chia cho giá trị sổ sách trên một cổ phiếu.

Chỉ số P/B như thế nào là hiệu quả? 

Chỉ số P/B cao có nghĩa là doanh nghiệp được thị trường kỳ vọng về triển vọng kinh doanh trong tương lai. Vì vậy, các nhà đầu tư sẽ chi trả nhiều tiền hơn cho giá trị sổ sách của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, nếu như doanh nghiệp sở hữu số nợ lớn, thì sẽ khiến cho giá trị sổ sách lại ở mức thấp, và làm cho chỉ số P/B cao. Những doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính ở mức cao có thể gặp phải những rủi ro lớn. Tệ hơn, nếu tỷ suất lợi nhuận doanh nghiệp tạo ra lại thấp hơn chi phí sử dụng vốn, thì giá trị doanh nghiệp sẽ bị suy giảm.

Chỉ số P/B thấp có thể xảy nhiều trường hợp : Các nhà đầu tư cho rằng giá trị thị trường của doanh nghiệp thực tế thấp hơn nhiều so với giá trị sổ sách, nên họ chỉ chấp nhận 1 mức giá thấp hơn cho giá trị sổ sách. Trường hợp khác là doanh nghiệp đang trong giai đoạn hồi phục và kết quả kinh doanh dần cải thiện, nên lợi nhuận gia tăng và giúp cho giá trị sổ sách tăng lên. Đây là trường hợp cổ phiếu đang bị định giá thấp và là cơ hội để các nhà đầu tư có thể mua vào.

Xét trên lý thuyết, các nhà đầu tư có thể mua tất cả các cổ phiếu đang lưu hành của công ty, thanh lý tài sản và từ đó kiếm được lợi nhuận vì tài sản có giá trị cao hơn so với giá cổ phiếu. Thế nhưng, chiến lược này có thể sẽ không khả thi trong thực tế.

Vì những lý do trên, rất khó để có thể xác định một giá trị cụ thể cho chỉ số P/B tốt. Con số đó có thể tốt ở ngành này, nhưng lại là kém ở một ngành khác. Nếu xem xét một cách riêng lẻ thì chỉ số P/B không có nhiều giá trị. Để biết được cổ phiếu đó có đang bị định giá thấp hay không, nhà đầu tư cần phải so sánh chỉ số P/B với đối thủ cạnh tranh, cũng như so với mức trung bình của ngành.

Ưu và nhược điểm của chỉ số P/B

Ưu điểm

Chỉ số P/B có ưu điểm nổi bật là nó có mức độ ổn định hơn hẳn so với chỉ số EPS. Thế nên, trong trường hợp EPS có mức biến động cao thì chỉ số P/B sẽ mang lại hiệu quả ưu việt hơn.

Bên cạnh đó, chỉ số P/B luôn luôn dương nên nhà đầu tư có thể dùng chỉ số này để định giá những doanh nghiệp đang làm ăn thua lỗ. Ngoài ra, chỉ số P/B được dùng hiệu quả nhất khi định giá những doanh nghiệp có nhiều tài sản với khả năng thanh khoản cao ví dụ như các công ty bảo hiểm, công ty đầu tư, hay các ngân hàng.

Ưu và nhược điểm của chỉ số P/B
Chỉ số P/B có nhiều ưu điểm nổi bật

Nhược điểm 

Nhược điểm dễ nhận thấy nhất của chỉ số P/B là chỉ số này chỉ tính đến các giá trị tài sản hữu hình  của doanh nghiệp mà lại bỏ qua các giá trị tài sản vô hình như thương hiệu hay phát minh sáng chế. Những tài sản vô hình này chính là yếu tố quan trọng giúp gia tăng lợi nhuận ròng cho doanh nghiệp, từ đó kéo theo giá cổ phiếu cũng tăng.

Không chỉ vậy, giá trị sổ sách của cổ phiếu cũng không phản ánh hoàn toàn chính xác giá trị thị trường hiện tại của tài sản, bởi vì giá trị sổ sách có thể là giá trị cách đây vài năm. Ví dụ, bất động sản mà công ty sở hữu từ 3 năm trước rất có thể đã tăng giá lên hàng chục lần vào thời điểm hiện tại. Vì vậy, nếu các nhà đầu tư chỉ sử dụng chỉ số P/B để kết luận về cổ phiếu của một công ty, thì đây là phán đoán không có độ chính xác cao.

Kết luận

Chỉ số P/B là công cụ rất quan trọng để các nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khoán. Để có thể sử dụng loại chỉ số này một cách hiệu quả, các nhà đầu tư có thể tham gia mở tài khoản trên EcomVNI. EcomVNI giúp nhà đầu tư phân tích thị trường, cũng như đưa ra những thông tin có giá trị cực cao để quý khách tham khảo. Đừng quên thường xuyên cập nhật tin tức thị trường chứng khoán hôm nay trên EcomVNI bạn nhé!


Những lời khuyên hữu ích khi học chơi chứng khoán miễn phí từ EcomVNI

Những lời khuyên hữu ích khi học chơi chứng khoán miễn phí từ EcomVNI

Trong thời buổi hiện nay, việc kiếm tiền qua đầu tư chứng khoán luôn được nhiều bạn trẻ quan tâm vì lợi nhuận lớn nhưng đôi khi vẫn sẽ có những rủi ro đi kèm. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách đầu tư hiệu quả, nhất là những người chơi hệ F0. Vì vậy, một số người tìm cách học chơi chứng khoán miễn phí trên mạng để biết cách chơi đem lại hiệu quả, nhưng vẫn có một số người gặp thất bại. Chính vì thế, EcomVNI sẽ đưa ra một vài lời khuyên khi học chơi chứng khoán nhé!

Chuẩn bị cho bản thân kiến thức sơ bộ về chứng khoán

Trước khi bắt đầu vấn thân vào bất kỳ một lĩnh vực nào cũng cần phải có được những kiến thức cơ bản của lĩnh vực đó. Vì vậy, với các nhà đầu tư F0, lời khuyên đầu tiên mà EcomVNI muốn nhắn gửi bạn đó là chỉ nên đầu tư khi nắm chắc kiến thức về nó. Bạn có thể ra các học viện hoặc trung tâm để đăng ký các khóa học ngắn hạn, thế nhưng học phí lại chẳng hề rẻ chút nào. Chính vì “ngán ngẩm” số tiền của các khóa học đó, nhiều người đã quyết định tìm kiếm các khóa học trên mạng, vừa miễn phí vừa tiết kiệm được thời gian. 

Tham gia các khóa học chơi chứng khoán miễn phí với EcomVNI

Tham gia các khóa học chơi chứng khoán miễn phí với EcomVNI

Nắm bắt được tinh thần ham học hỏi của các nhà đầu tư trẻ, công ty EcomVNI đã tạo ra các khóa học chơi chứng khoán miễn phí. Người truyền đạt kiến thức trong các khóa đó đều là các chuyên viên có kinh nghiệm “lão làng” trong công ty. Vì vậy bạn hoàn toàn có thể yên tâm với những kiến thức mà chúng tôi chia sẻ. Thông thường, EcomVNI sẽ hướng dẫn các bạn qua các video, mục đích là để các bạn có thể xem lại nhiều lần, ôn tập lại các kiến thức cũ. Như vậy sẽ giúp các bạn có được nền tảng cơ bản vững chắc hơn. Khóa học đầu tư chứng khoán của công ty đa phần sẽ chỉ 4-5 video, chia thành 4 hoặc buổi. Nội dung xoay quanh khái quát về chứng khoán như định nghĩa chứng khoán, cổ phiếu, trái phiếu, cách xem biểu đồ, bảng chứng khoán, dự đoán hướng đi của mức giá cổ phiếu,…và các nội dung liên quan khác. 

Bên cạnh đó, công ty sẽ cho các học viên ứng dụng luôn vào thực tế ngay trên phần mềm myhsc do công ty tạo ra. Với quá trình vừa học vừa thực hành như vậy, người học sẽ nắm bắt nhanh và hiểu rõ bài giảng dù chỉ là trong vài video có thời lượng từ 30-60p. 

Bài có liên quan: Giới thiệu khóa học chứng khoán cho hệ F0

Tìm công ty chứng khoán uy tín

Khi đã quyết định chơi chứng khoán, bạn phải tiến hành mở tài khoản chứng khoán. Đây được xem là công cụ để bạn quản lý tài sản cá nhân một cách dễ dàng. Với những bạn mới học chơi chứng khoán miễn phí trên mạng sẽ không phân biệt được công ty nào chất lượng, dẫn đến trường hợp xấu nhất xảy ra là bị người môi giới lừa. Vì thế, lời khuyên thứ hai dành cho các bạn chính là phải tìm công ty chứng khoán có uy tín và chất lượng dịch vụ được đánh giá cao. 

Công ty Chứng khoán EcomVNI - nơi khởi đầu cho sự thành công

Công ty Chứng khoán EcomVNI – nơi khởi đầu cho sự thành công

EcomVNI luôn tự hào vì không ngừng nỗ lực để trở thành một trong các công ty chứng khoán có dịch vụ tài chính đứng nhất nhì trong nước. Tại đây, chúng tôi có dịch vụ mở tài khoản chứng khoán với phí 0 đồng, điều kiện cơ bản là chỉ cần đủ 18 tuổi trở lên và có ý muốn đầu tư vào lĩnh vực này. Ngoài ra, công ty cũng hỗ trợ mở tài khoản trực tuyến, chỉ vài thao tác trong 3 phút, bạn không chỉ đăng ký thành công tài khoản online mà còn nhận được nhiều ưu đãi. Đây là món quà mà quý công ty muốn gửi đến khách hàng vì đã tin tưởng chọn chúng tôi trong hàng trăm công ty chứng khoán khác.

Tránh mua bán cổ phiếu theo “trend”/ “tâm linh mách bảo”

Có thể nói, khi chơi chứng khoán, đa số tất cả các nhà đầu tư đã có kinh nghiệm và chưa có kinh nghiệm đều vướng phải tâm lý “đi theo số đông” hoặc kiểu “tâm linh”. Nghĩa là thấy nhiều người mua và mua theo họ vì nghĩ là càng nhiều người mua thì cổ phiếu đó sinh lời cao. Tuy nhiên, đó là yếu tố khiến bạn dễ phá sản vì mua bán cổ phiếu trong hoảng loạn và lo lắng. Do đó, EcomVNI khuyên bạn không nên mua cổ phiếu theo tâm lý bầy đàn hay “tâm linh” nhé. Vì không phải cổ phiếu được chọn nhiều chưa chắc là cổ phiếu tốt nhất. 

Tâm lý bầy đàn dẫn đến sự thất bại trong đầu tư chứng khoán

Tâm lý bầy đàn dẫn đến sự thất bại trong đầu tư chứng khoán

Chính vì thế, thay vì mua theo người khác, bạn hãy tự nghiên cứu và phân tích thị trường. Sau đó, thử dự đoán hướng đi của nó rồi đưa ra những quyết định có lợi cho mình. Với khách hàng của EcomVNI, chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn, đưa ra những khuyến nghị giúp bạn mua bán cổ phiếu đúng thời điểm, thu lại lãi suất cao và tránh được các rủi ro khác. 

Tích lũy thêm kinh nghiệm cho bản thân

Tích lũy thêm kinh nghiệm và các kỹ năng là lời khuyên cuối cùng mà EcomVNI muốn dành cho các bạn, đặc biệt là những ai đang tự học chơi chứng khoán miễn phí trên mạng. Để thu được lợi nhuận và tránh gặp rủi ro thì các bạn phải chọn mua cổ phiếu tốt. Để làm được điều này cần phải có kỹ năng nghiên cứu, phân tích và quan sát thị trường chứng khoán thật tốt. Hãy trao dồi kinh nghiệm cho bản thân, luyện tập nhiều các kỹ năng như phân tích hay nghiên cứu qua các phi vụ đầu tư nhỏ. Chẳng ai giỏi một kỹ năng nào nếu không chăm chỉ luyện tập. Vì thế, kiên nhẫn và chịu khó học hỏi sẽ giúp bạn thành công trong hành trình đầu tư. 

Tự học và tích lũy kinh nghiệm cùng kỹ năng để trở thành nhà đầu tư thông thái

Tự học và tích lũy kinh nghiệm cùng kỹ năng để trở thành nhà đầu tư thông thái

Bên cạnh việc tích lũy kinh nghiệm như vậy sẽ là tiền đề giúp bạn xây dựng được phương pháp đầu tư phù hợp. Vì mỗi trường phái đầu tư sẽ có ưu, nhược điểm khác nhau, không thể xác định được đâu mới là phương pháp đầu tư tốt nhất. Chính vì thế, việc xây dựng được một phương pháp thích hợp với bạn và ứng dụng nó vào việc đầu tư thì mới có thể đi đến thành công.

Lời kết

Những lời khuyên bên trên là những điều mà công ty EcomVNI chúng tôi muốn gửi đến các bạn đã và đang học chơi chứng khoán. Dù bạn đã có kinh nghiệm hay chưa có kinh nghiệm, chúng tôi vẫn hy vọng các bạn sẽ là những nhà đầu tư thông minh. Nếu bạn đọc nào sau khi đọc xong bài viết này có ý định chơi môn này, có thể tham gia khóa học chơi chứng khoán miễn phí cho người mới của EcomVNI ngay nhé.

 


 Cách chơi chứng khoán trên điện thoại hiệu quả cho người mới

 Cách chơi chứng khoán trên điện thoại hiệu quả cho người mới

Trong giai đoạn tình hình diễn biến phức tạp như hiện nay, nhiều hoạt động sản xuất bị ngưng lại, và chứng khoán đã trở thành lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm. Tuy nhiên, vì trong khoảng thời gian giãn cách nên đa phần các nhà đầu tư đều học cách chơi chứng khoán trên điện thoại. Có thể nói, đây là một trong những cách đầu tư vừa tiện lợi lại nhanh chóng. Bài viết dưới đây, EcomVNI sẽ hướng dẫn những bạn mới từ A-Z cách đầu tư chứng khoán trên điện thoại, hãy cùng chúng tôi điểm qua những cách sau: 

1. Tìm hiểu khái quát về kiến thức chứng khoán

Điều đầu tiên trước khi đầu tư tiền bạc vào bộ môn này mà không muốn mất tiền vô ích thì bạn hãy bổ sung cho mình những kiến thức chung về chứng khoán. Thông thường, nhiều người sẽ bỏ tiền đến các trung tâm hoặc học viên để học những kiến thức đó, song bên cạnh đó một số người lại lựa chọn cách học miễn phí trên mạng. Dù  lựa chọn cách nào thì bạn vẫn phải nắm chắc được các kiến thức cơ bản. Điều đó sẽ giúp bạn học được cách chơi chứng khoán trên điện thoại dễ dàng hơn  

Tự tìm hiểu khái quát về lĩnh vực chứng khoán trước khi học cách chơi chứng khoán trên điện thoại

Tự tìm hiểu khái quát về lĩnh vực chứng khoán trước khi học cách chơi chứng khoán trên điện thoại

Trong phần này, bạn sẽ phải tìm hiểu về những thuật ngữ dùng trong chứng khoán, khái niệm về chứng khoán, thị trường chứng khoán hoạt động như thế nào, rủi ro và cơ hội khi chơi bộ môn này là gì,….Quan trọng nhất trong các bài học chính là bạn phải biết được cách đọc bảng giá, nghiên cứu và phân tích thị trường, đây có thể nói là những yếu tố giúp quá trình chơi chứng khoán của các nhà đầu tư mới ít gặp khó khăn hơn. EcomVNI có cung cấp các khóa học miễn phí trên nền tảng EcomVNIEdu của công ty, mỗi khóa học sẽ được chia làm nhiều bài giảng ngắn, đảm bảo cung cấp đủ kiến thức bổ ích cho bạn sau khi kết thúc khóa học.

2. Những bước chơi chứng khoán trên điện thoại

2.1. Mở tài khoản chứng khoán và nạp tiền

Để dễ dàng quản lý tiền bạc cũng như các cổ phiếu, trái phiếu, bạn cần phải sở hữu một tài khoản chứng khoán cá nhân. Hiện nay, tại công ty chứng khoán EcomVNI, chúng tôi có hỗ trợ mở tài khoản cho khách hàng theo 2 hình thức sau: đăng ký trực tuyến tại văn phòng và đăng ký mở trực tuyến trên website/ ứng dụng của EcomVNI.

Công ty Chứng khoán EcomVNI hỗ trợ mở tài khoản nhanh chóng và tiện lợi

Công ty Chứng khoán EcomVNI hỗ trợ mở tài khoản nhanh chóng và tiện lợi

  • Mở tài khoản trực tiếp tại văn phòng, bạn chỉ cần đem theo thẻ căn cước hoặc chứng minh nhân dân và kê khai thông tin đầy đủ, nhân viên tại đây sẽ giúp bạn hoàn thành hồ sơ  và kích hoạt tài khoản cho bạn. 

  • Mở tài khoản online là một dịch vụ miễn phí, thích hợp cho các bạn đang học cách chơi chứng khoán trên điện thoại như hiện nay, vừa tiết kiệm thời gian vừa nhận được nhiều quyền lợi.

Khi tài khoản đã được mở, bạn có thể nạp tiền vào để tiến hành chơi cổ phiếu. Quá trình này cũng như bạn nạp tiền vào ngân hàng vậy, đơn giản và nhanh chóng vô cùng. Nhìn chung có nhiều cách để thêm tiền vào tài khoản, chẳng hạn như nạp trực tiếp ở quầy giao dịch tại công ty chứng khoán EcomVNI hoặc tại các ngân hàng nội địa trong nước. Thế nhưng với tình hình dịch bệnh của nước ta hiện nay, EcomVNI vẫn mong khách hàng hạn chế ra đường, nên bạn hoàn toàn có thể chuyển tiền từ ngân hàng vào tài khoản chứng khoán của mình.

Nạp tiền vào tài khoản để thực hiện quá trình mua bán chứng khoán

Nạp tiền vào tài khoản để thực hiện quá trình mua bán chứng khoán

Tóm lại, điều đầu tiên trước khi đầu tư chứng khoán là phải có tài khoản chứng khoán. Đây là công cụ giúp bạn quản lý tài sản dễ dàng. Nếu bạn có nhu cầu muốn mở tài khoản ngay lúc này này, có thể tham khảo thêm tại đây.

2.2. Tải và cài đặt phần mềm myhsc

Sau khi đã có được tài khoản, tiếp theo là tải và cài đặt phần mềm chơi chứng khoán myhsc của công ty vào điện thoại. Ứng dụng này sẽ giúp bạn thực hiện các thao tác giao dịch trên thị trường chứng khoán dễ dàng hơn. 

Hình ảnh phần mềm myhsc 

Hình ảnh phần mềm myhsc 

Với myhsc, bạn có thể đặt lệnh mua bán cổ phiếu, quan sát thị trường, chuyển tiền, quản lý các mục đầu tư. Đặc biệt là phần mềm của công ty chúng tôi cung cấp cho bạn bộ công cụ dùng để nghiên cứu và phân tích các công ty/ doanh nghiệp nắm giữ các cổ phiếu. Từ đó, bạn có thể đoán được hướng di chuyển của mức giá dựa trên các tình huống đã phân tích được để đưa ra quyết định mua hay bán mới đem lại lợi nhuận cho bạn. 

Trong quá trình học cách chơi chứng khoán trên điện thoại, phần mềm này sẽ hỗ trợ cho bạn rất nhiều trong quá trình đầu tư vì bên cạnh những nút lệnh cần thiết thì EcomVNI sẽ luôn hỗ trợ giúp đỡ bạn nếu có gặp khó khăn gì trong quá trình sử dụng. 

2.3. Mua cổ phiếu và đặt lệnh mua

Khi đã tiến đến bước mua cổ phiếu, bạn cần phải cẩn thận trước khi đưa ra quyết định. Lời khuyên từ EcomVNI cho bạn chính là hãy phân tích thị trường thật tỉ mỉ và chi tiết. Vì khi đã phân tích rõ, bạn sẽ biết được nhiều thông tin từ doanh nghiệp hoặc công ty sở hữu cổ phiếu/ trái phiếu. Điều này sẽ giúp bạn đưa ra những phán đoán về đường đi của mức giá và biết được những rủi ro và lợi nhuận mà nó đem lại nhiều hay ít. Khi đã có được sự lựa chọn phù hợp, bạn có thể tiến hành mua ngay trên phần mềm.

Mua cổ phiếu trên điện thoại dễ dàng hơn khi dùng myhsc

Mua cổ phiếu trên điện thoại dễ dàng hơn khi dùng myhsc

Tiến hành đặt lệnh mua bằng một vài thao tác ngay trên ứng dụng của công ty EcomVNI. Lệnh đặt mua thường có khá nhiều, nhưng chủ yếu vẫn là lệnh giới hạn và lệnh thị trường, tùy vào nhu cầu mà bạn có thể lựa chọn cho thích hợp. Trước tiên, bạn sẽ chọn vào cổ phiếu bạn muốn mua, sau đó nhập số lượng cần mua, chọn giá và lệnh muốn mua. Cuối cùng là bấm xác nhận để hoàn thành thủ tục mua. Nếu có nhu cầu bán, quá trình thực hiện cũng giống như quá trình mua, vô cùng nhanh chóng và tiện lợi, không hề phức tạp như nhiều người vẫn nghĩ. Khi đưa ra mức giá mua/ bán, bạn nên đưa ra mức giá bạn mong muốn để thu lại nhiều lợi nhuận hơn nhé.

Xem thêm: Hướng dẫn các nhà đầu tư F0 chơi chứng khoán hiệu quả

3. Kết luận

Từ những thông tin mà EcomVNI hướng dẫn bên trên, hy vọng các bạn đã biết cách chơi chứng khoán trên điện thoại một cách hiệu quả. Nếu có gì khó khăn, hãy liên hệ trực tiếp đến văn phòng EcomVNI hoặc qua website EcomVNI online để nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình từ chúng tôi.

 


Kiến thức cơ bản cho người mới bắt đầu học chứng khoán

Kiến thức cơ bản cho người mới bắt đầu học chứng khoán

Những nhà đầu tư chứng khoán mới nhất định phải nắm những điều cơ bản về tài chính và đầu tư. Đừng quá vội vàng, nôn nóng khi chưa nắm được những kiến thức này mà đã dấn thân vào đầu tư. Học chứng khoán hay học bất cứ điều gì cũng phải có cho mình nền tảng cơ bản trước nhất. Bài viết sau đây sẽ chỉ ra những định nghĩa, lý do nên và không nên đầu tư chứng khoán.

Định nghĩa về đầu tư chứng khoán

Chứng khoán là một trong những kênh đầu tư tài chính phổ biến

Chứng khoán là một trong những kênh đầu tư tài chính phổ biến

Dựa trên Luật Chứng khoán năm 2019, khoản 15 điều thứ 4 định nghĩa đầu tư chứng khoán là việc mua/ bán và sở hữu tài sản trên thị trường chứng khoán của nhà đầu tư. Tài sản ở đây bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng quyền, chứng khoán phái sinh và những chứng khoán khác do Chính phủ phát hành. Khi sở hữu, mua bán những loại tài sản trên thì bạn đã trở thành cổ đông của công ty phát hành loại chứng khoán đó. Đây chính là cách thực hiện việc “đầu tư chứng khoán”.

Vì sao bạn nên đầu tư chứng khoán?

Nếu bạn đã biết đến các kênh đầu tư tài chính thì có thể biết rằng so với gửi tiết kiệm ngân hàng thì tỷ lệ lợi nhuận mang lại cao hơn rất nhiều. Đặc biệt khi bạn chọn đúng loại cổ phiếu thì mức tăng trưởng có thể lên tới 15 đến 25%, thậm chí 200 đến 300% trong một năm. Và điều đó cũng đi đôi với rủi ro cao nếu bạn không chuẩn bị cho mình hành trang hoàn hảo trước khi bắt đầu.

Chuẩn bị hành trang trước khi đầu tư

Một trong những sai lầm phổ biến của những nhà đầu tư non trẻ là không có cho mình một chiến lược cụ thể và dành toàn bộ số tiền tiết kiệm để đầu tư. Hơn thế nữa là đầu tư theo bạn bè, những lời mời chào không rõ ràng trên mạng về lợi nhuận khủng khiếp từ chứng khoán. Điều đó có thể là nguồn cơn của những rủi ro mất mát tài sản sau này. Do đó, đầu tiên bạn phải có cho mình là “Kế hoạch đầu tư”, trong đó sẽ là số vốn đầu tư và thời gian duy trì khoản đầu tư. Tốt nhất đó nên là khoản tiền nhàn rỗi không dùng đến trong khoản 2 đến 3 năm mà bạn đã tích lũy được chứ không phải là chi phí thiết yếu mà bạn sẽ cần đến sau này. Dù là gửi tiết kiệm hay đầu tư chứng khoán thì bạn cần hiểu về cách quản lý tài chính cá nhân và phương pháp tiết kiệm.

Kế hoạch đầu tư đúng đắn để đạt được mục tiêu mà bạn đề ra

Kế hoạch đầu tư đúng đắn để đạt được mục tiêu mà bạn đề ra

Các chuyên gia sẽ khuyên bạn chỉ nên trích 20% tổng thu nhập vào các khoản đầu tư, và số tiền này sẽ không cần phải dùng đến trong vài năm tới. Tỉ lệ này có thể thay đổi tùy theo tình hình tài chính và nhu cầu chi tiêu của bạn. Điều đặc biệt của đầu tư chứng khoán là sức mạnh lãi kép, lợi nhuận sẽ tăng trưởng theo cấp số nhân. Đó là lợi thế vượt trội của đầu tư chứng khoán, nhờ đó bạn sẽ sớm có được sự tự do tài chính chỉ sau vài năm.

Một số trường hợp không nên đầu tư chứng khoán

  • Không có khoản tiết kiệm dự trù tình huống khẩn cấp (ốm đau, thất nghiệp,…).

  • Không có nền tảng kiến thức về chứng khoán.

  • Mong muốn làm giàu nhanh chóng.

  • Tâm lý dễ bị ảnh hưởng bởi mọi người xung quanh.

Nếu bạn một trong những trường hợp trên thì có lẽ bạn hiện không phù hợp để dấn thân vào con đường thị trường chứng khoán này. Khả năng cao là những người này sẽ đều thua lỗ nặng sau một khoảng thời gian. Vì thế, bạn cần chắc chắn mình có đủ điều kiện để tiếp tục dấn thân vào tìm hiểu sâu hơn về cách thị trường chứng khoán vận hành.

Số tiền vốn cho danh mục đầu tư

Đây là cũng là một trong những lí do khiến nhiều nhà đầu tư e ngại khi nghĩ đến việc đầu tư tài chính. Liệu có hạn mức tối thiểu nào cho chi phí khi mua cổ phiếu hay chứng khoán hay không? Thực tế thì không có giới hạn nào về tiền vốn bỏ ra nhưng có một công thức tính được số tiền bạn cần đó là:

Số lượng tài sản dự định sở hữu x Giá của loại tài sản dự định sở hữu

Ví dụ là bạn dự định mua cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (TCB) với giá cổ phiếu là 53.000VND/ cổ phiếu. Và tùy theo sàn giao dịch mà số cổ phiếu tối thiểu bạn phải mua sẽ là 100 cổ phiếu. Từ đó ta có một con số là

100 cổ phiếu x 53.000 = 5.300.000VND

Số vốn cần có để đầu tư chứng khoán

Số vốn cần có để đầu tư chứng khoán

Tuy nhiên, điều quan trọng không phải là ở số tiền bạn sẽ bỏ ra đầu tư, mà đó nằm ở tư duy và chiến lược đầu tư. Cho dù bạn có trong tay vài tỷ nhưng bạn lại “chơi chứng khoán” như những trò đỏ đen thì số tiền ấy rồi cũng đổ sông đổ biển cả. 

Thời điểm phù hợp để bán cổ phiếu

Bên cạnh việc mua cổ phiếu thì khi nào nên bán phiếu đi cũng rất quan trọng. Sau đây là những trường hợp mà bạn nên cân nhắc để bán cổ phiếu:

  • Phát hiện lỗi trong việc định giá cổ phiếu.

  • Tình hình kinh doanh của công ty sụt giảm và không còn phù hợp với tiêu chí đầu tư.

  • Bạn cần sử dụng đến số tiền đó trong thời gian tới.

  • Tìm được cổ phiếu khác với lợi nhuận cao hơn.

Nguyên nhân phổ biến dẫn đến sai lầm trong đầu tư chứng khoán

  1. Không xác định mục đích đầu tư cụ thể: Có thể coi hành động này giống như bạn đang đánh cược vào những con số vô tri mà không hiểu giá trị của chúng. Do đó, nhất định bạn phải trải qua những khóa học chứng khoán cơ bản, rồi xác định mục tiêu mình muốn đạt được khi dấn thân vào con đường này.

  2. Tâm lý dễ bị ảnh hưởng: Người có khả năng kiểm soát tâm lý mình vững vàng trong lĩnh vực chứng khoán này không chỉ là người dày dặn kinh nghiệm mà còn có một tinh thần thép. Mỗi ngày, họ đều phải tiếp nhận những thông tin về biến động trên sàn chứng khoán. Đồng thời là những tác động từ bạn bè, người thân, dư luận sẽ ảnh hưởng đến quyết định của các nhà đầu tư.

Nếu được học chứng khoán bài bản thì bạn sẽ tránh được rủi ro 

Nếu được học chứng khoán bài bản thì bạn sẽ tránh được rủi ro 

Bài viết trên đã chỉ ra những kiến thức cơ bản về đầu tư chứng khoán mà các nhà đầu tư tương lai nên biết. Sau khi đọc những thông tin trên, nếu bạn đã đủ tự tin để bước tiếp trên con đường này thì hãy tham khảo khóa học chứng khoán cơ bản online miễn phí 100% của EcomVNI. Với danh tiếng của một Công ty Cổ phần Chứng khoán tại TP. Hồ Chí Minh như EcomVNI thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm rằng những kiến thức này sẽ hữu dụng trong quá trình đầu tư của bạn.

Tham khảo: Khóa học nền tảng đầu tư chứng khoán miễn phí cho những nhà đầu tư tương lai 

 


Hãy học ngay cách đọc bảng giá chứng khoán nếu bạn là nhà đầu tư F0

Cũng giống như cách chúng ta học bảng chữ cái khi mới tiếp cận vào con đường học vấn thì với chứng khoán việc đọc hiểu bảng giá cũng được coi là bài học vỡ lòng đầu tiên mà bất cứ nhà đầu tư nào cũng phải trải qua. Việc nắm rõ các chỉ số, màu sắc của bảng giá sẽ giúp bạn có những nhận định đúng đắn của thị trường, từ đó giúp bạn đưa ra những chiến lược đầu tư phù hợp. Nếu vẫn còn nhiều thắc mắc xoay quay cách đọc bảng giá chứng khoán thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây của EcomVNI nhé!

Hướng dẫn cách đọc bảng giá chứng khoán 

Thông tin có trong bảng giá chứng khoán

Có thể hiểu rằng bảng giá chứng khoán chính là nơi thể hiện mọi thông tin có liên quan đến tình hình giao dịch cổ phiếu cũng như giá cả của thị trường chứng khoán. Hiện nay thị trường chứng khoán Việt Nam có 2 Sở giao dịch chính đó là HNX (Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội) và HOSE (Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM). 2 sở được chia ra nhằm quản lý 3 sàn giao dịch là: HOSE, HNX và UPCoM (được quản lý bởi sở Hà Nội). Mỗi sàn đều có bảng giá riêng và được hiển thị rõ ràng trên bảng giá chứng khoán điện tử. Nếu xếp theo thứ tự thì sàn HOSE được xem là chuẩn và lớn nhất tại Việt Nam, sàn HNX và UPCoM thì quy mô nhỏ hơn, do đó đa số mọi người sẽ giao dịch trên sàn HOSE nhiều hơn.

>> Xem thêm: 5 lý do khiến bạn bị “lan man” trong quá trình học chứng khoán

Nơi xem bảng giá chứng khoán trực tuyến 

Mỗi CTCK sẽ xây dựng một bảng giá riêng để phục vụ quá trình đầu tư của khách hàng. Tuy khác nhau một chút về giao diện nhưng chúng đều có cùng thông số và tính năng bởi các dữ liệu đều được lấy từ sàn HOSE và HNX cũng như Trung tâm lưu ký chứng khoán. Bạn có thể truy cập vào website của CTCK mà mình đã mở tài khoản hoặc có thể tải ứng dụng về điện thoại để thuận tiện xem hơn. Với EcomVNI, chúng tôi có ứng dụng myhsc với giao diện và tính năng tiện lợi, thân thiện với người dùng, giúp bạn dễ dàng nắm bắt những thông tin trên thị trường nhanh chóng. 

>> Xem thêm: Mở tài khoản chứng khoán nhanh chóng, tiện lợi tại EcomVNI

Ứng dụng myhsc với giao diện và tính năng tiện lợi

Ứng dụng myhsc với giao diện và tính năng tiện lợi

Cách đọc bảng giá chứng khoán

Trước khi đi sâu vào những kiến thức chuyên môn, bạn cần nắm vững các khái niệm chung của bảng giá chứng khoán. Theo đó, dựa vào hình ảnh dưới đây, có những định nghĩa bạn cần biết như sau:

Bảng giá chứng khoán của CTCK EcomVNI

Bảng giá chứng khoán của CTCK EcomVNI

  • Ô nhập mã CK: Có chức năng giúp bạn tra cứu mã cổ phiếu cụ thể. Theo đó, bạn chỉ cần nhập mã cổ phiếu mà bạn cần theo dõi vào ô để xem các thông tin cũng như những biến động của mã đó. 

  • Thanh chuyển đổi: Bạn có thể linh động chuyển đổi giữa các sàn HOSE, HNX hay UPCoM. Hoặc có thể tra cứu riêng những cổ phiếu thuộc HNX30, VN30, các sản phẩm chứng khoán như Phái sinh, Chứng quyền,… 

  • Cột CK: Là nơi hiển thị những mã giao dịch chứng khoán. Theo đó, mỗi CTCK sẽ được cấp một mã CK riêng và thường là tên viết tắt của công ty đó. Cột CK thường được sắp xếp theo Alphabet.

  • Cột trần (Cột màu tím): Chỉ giá trần của cổ phiếu, đây là mức giá cao nhất bạn có thể mua hoặc bán CK trong ngày.

  • Cột sàn (Cột màu xanh lam): Chỉ giá sàn, mức giá thấp nhất bạn có thể mua, bán CK trong ngày.

  • Cột TC (Cột màu cam): Giá tham chiếu, mức giá đóng cửa tại phiên giao dịch diễn ra gần nhất trước đó. Giá TC được dùng để làm cơ sở tính giá sàn, giá trần. 

  • Cột bên mua: Cột này sẽ hiển thị 3 mức giá có thể mua tốt nhất (giá đặt mua cao nhất) cũng như khối lượng đặt mua tương ứng. Thứ tự ưu tiên lệnh đặt mua sẽ được thực hiện như sau: Giá 1 và KL 1; Giá 2 và KL 2; Giá 3 và KL 3.

  • Cột bên bán: Cột bên bán hiển thị 3 mức giá chào bán tốt nhất (giá thấp nhất) cũng như khối lượng chào bán tương ứng. 

  • Bên cạnh 3 mức giá mua, bán được hiển thị này vẫn còn vô số mức giá mua bán khác nhưng không được thể hiện trên bảng giá chứng khoán bởi vì mức giá không tốt bằng.

  • Cột khớp lệnh: Gồm những cột “Giá”; “KL”; “+/-”; “+/-%”, mỗi cột mang những ý nghĩa sau:

  • Cột “Giá”: Mức giá khớp trong phiên hay cuối ngày.

  • Cột “KL”: Khối lượng cổ phiếu khớp lệnh tương ứng cùng giá khớp lệnh đó.

  • Cột “+/-”: Thể hiện mức độ tăng hay giảm so với giá TC (+/-%), biểu thị tăng hoặc giảm bao nhiêu % so với giác TC.

  • Cột “Cao nhất” “Thấp nhất” “Bình quân”: Thể hiện mức giá cao nhất, thấp nhất và mức chia trung bình tất cả các mức giá được khớp lệnh từ đầu phiên cho đến hiện tại.

  • Cột “Tổng KLGD”: Là tổng khối lượng cổ phiếu giao dịch được tính trong 1 ngày, cột này có giá trị càng cao thì cho thấy tính thanh khoản của cổ phiếu đó càng lớn.

>> Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết cách xem bảng giá chứng khoán

Các chỉ số cần lưu ý trong bảng giá chứng khoán

Các chỉ số cần lưu ý trong bảng giá chứng khoán

Cách xem màu sắc trong bảng giá chứng khoán

Khi mới nhìn vào bảng giá chứng khoán chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy vô cùng rực rỡ bởi có rất nhiều màu sắc trong đó. Không chỉ đẹp mắt, thu hút mà mỗi màu sắc lại mang một ý nghĩa nhất định, cụ thể như sau:

  • Màu vàng: Giá giao dịch đang bằng với giá TC. 

  • Màu xanh lá: Giá giao dịch đang cao hơn giá TC (có nghĩa là đang tăng giá). 

  • Màu đỏ: Giá giao dịch đang thấp hơn giá TC (đang giảm giá).

  • Màu tím: Giá giao dịch đang đạt mức giá trần (giá cao nhất mà bạn có thể mua,bán).

  • Màu xanh lam: Giá giao dịch đang đạt mức giá sàn (giá thấp nhất mà bạn có thể mua, bán).

  • Màu trắng: Khi cổ phiếu có màu trắng có nghĩa là mã này chưa khớp lệnh so với lô nào.

Xem bảng giá trên ứng dụng myhsc của CTCK EcomVNI

Như đã đề cập ở trên, để tạo nên sự thuận tiện khi theo dõi bảng giá chứng khoán cũng như các thông tin về thị trường, EcomVNI đã cho thiết kế nên ứng dụng myhsc – nền tảng giao dịch số hàng đầu tại Việt Nam với những tính năng nổi bật. Theo đó, khi tải ứng dụng này về điện thoại của mình bạn sẽ được tiếp cận những ưu điểm như sau:

  • Hệ thống luôn ổn định, an toàn và dễ dàng truy cập.

  • Giao diện giao dịch sinh động, trực quan, dễ dùng, phù hợp với từng mục đích giao dịch.

  • Tính năng cập nhật nhật ký giao dịch thường xuyên cũng như khối lượng đã được khớp ở mỗi bước giá.

  • Đồ thị phân tích kỹ thuật giúp cập nhật thời gian thực.

  • Cung cấp những thông tin cơ bản và tin tức mới nhất của cổ phiếu.

  • Giúp bạn đặt lệnh mua, bán chứng khoán trực tiếp ngay trên màn hình giao dịch.

  • Giao diện của myhsc có thể được tùy biến linh hoạt dưới nhiều dạng khác nhau.

  • Tích hợp nhiều tính năng khác như quản lý danh mục, sao kê tiền và chứng khoán, nộp, chuyển tiền,…

[wpcc-iframe frameborder=”0″ height=”315″ src=”https://www.youtube.com/embed/FT3uReYz6Lc” title=”YouTube video player” width=”560″]

Giới thiệu về myhsc – nền tảng giao dịch số hàng đầu tại Việt Nam

Các bước để sử dụng phần mềm myhsc như sau:

  • Bước 1: Tải và cài đặt ứng dụng myhsc cho thiết bị điện tử (tích hợp cho cả iOS và Android).

  • Bước 2: Đăng nhập tài khoản và sử dụng myhsc (tên đăng nhập là 6 số cuối của tài khoản chứng khoán). Trong đó, để tìm hiểu thông tin cũng như đặt lệnh giao dịch hãy chọn mục “Thị trường” sau đó chọn tìm kiếm để nhập vào cổ phiếu mà bạn quan tâm. 

  • Bước 3: Xem thông tin tài khoản ở phần “Danh mục”.

Để trải nghiệm chân thực hơn, mời bạn cài đặt ứng dụng của myhsc. Nếu có bất cứ thắc mắc nào về việc sử dụng app đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi nhé!

>> Xem thêm: Tổng hợp từ A-Z những điều cần bổ sung khi mới tham gia chứng khoán

Trên đây là cách đọc bảng giá chứng khoán cũng như một số thông tin liên quan đến ứng dụng myhsc của CTCK EcomVNI. Bên cạnh tham khảo các kiến thức mà EcomVNI cung cấp cùng những tài liệu nói chung khác, hãy dành thêm nhiều thời gian tự mày mò, tìm hiểu để có thể đúc kết những kiến thức thực tế bổ ích từ đó tự tin trở thành nhà đầu tư thông thái, dễ dàng nắm bắt được thị trường nhé.

>> Xem thêm: Kho tàng kiến thức cho nhà đầu tư chứng khoán của EcomVNI


Học chơi chứng khoán qua từng khái niệm cơ bản dành cho người mới

Bạn là người mới bắt đầu tìm hiểu về chứng khoán, muốn đầu tư nhưng lại không biết bắt đầu từ đâu. Đầu tiên bạn nên bắt đầu từ những khái niệm và các bước cơ bản trước sau đến mới đến phức tạp khi đã có kiến thức nền vững chắc. Cùng tìm hiểu cách học chứng khoán ngay qua bài viết dưới đây nhé!

Kiến thức cơ bản cần biết để có thể bắt đầu học chứng khoán

Kiến thức cơ bản cần biết để có thể bắt đầu học chứng khoán?

Kiến thức cơ bản cần biết để có thể bắt đầu học chứng khoán?

Hiểu chứng khoán là gì?

Theo Luật chứng khoán 2019 quy định, chứng khoán là tài sản, bao gồm:

  • Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ.

  • Chứng quyền, chứng quyền có đảm bảo, quyền mua cổ phần, chứng chỉ lưu ký.

  • Chứng khoán phái sinh.

  • Các loại chứng khoán khác do nhà nước quy định.

Ở Việt Nam khi mọi người nói “đầu tư chứng khoán” ta có thể hiểu rằng đó là: Đầu tư cổ phiếu. Thực tế thì đầu tư chứng khoán rộng hơn, bao gồm cả mua chứng quyền, chứng quyền có đảm bảo hoặc chứng khoán phái sinh,…

Cổ phiếu là gì?

Theo quy định của Luật chứng khoán, cổ phiếu được hiểu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người chủ sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của doanh nghiệp phát hành. Tức là nếu nhà đầu tư mua cổ phiếu của công ty thì số cổ phiếu bạn sở hữu chính là giấy chứng nhận số tiền đã góp vốn vào công ty đó. Lúc này bạn là cổ đông của công ty. 

Biết lợi nhuận của chứng khoán đến từ đâu?

Khi đầu tư chứng khoán, bạn có thể kiếm nguồn lợi từ các giao dịch mua/ bán cổ phiếu trên thị trường. Có 2 nguồn lợi được hưởng khi bạn mua cổ phiếu:

  • Hưởng chênh lệch giá (giữa giá mua/ giá bán).

  • Hưởng theo cổ tức (bằng tiền mặt hoặc bằng cổ phiếu).

Hưởng chênh lệch giá

Nhà đầu tư mua và bán cổ phiếu, phần lợi nhuận thu vào sẽ được tính theo công thức:

Lãi/lỗ = (Giá bán – Giá mua) * Số lượng cổ phiếu – (Thuế + Phí giao dịch)

Hưởng theo cổ tức

Cổ tức là tiền hoặc cổ phiếu mà doanh nghiệp chi trả cho nhà đầu tư khi kinh doanh có lãi. 

Chứng khoán phái sinh là gì?

Theo Luật chứng khoán, thì chứng khoán phái sinh chính là công cụ tài chính theo dạng hợp đồng, bao gồm hợp đồng quyền chọn, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng hoán đổi. Trong hợp đồng xác nhận quyền, nghĩa vụ của 2 bên với việc thanh toán tiền, chuyển giao số lượng tài sản cơ sở nhất định theo mức giá đã được định sẵn trong khoảng thời gian hoặc vào ngày đã xác định trong tương lai.

Chứng quyền là gì?

Chứng quyền là một loại chứng khoán cho phép người sở hữu có quyền mua cổ phiếu cơ sở của tổ chức phát hành với mức giá cố định gọi là giá định trước, cho đến ngày đáo hạn. Chứng quyền và chứng khoán phái sinh đều là công cụ phức tạp hơn cổ phiếu. 

Tự học hỏi kinh nghiệm khi “chơi” chứng khoán

Tự học hỏi kinh nghiệm khi “chơi” chứng khoán

Tự học hỏi kinh nghiệm khi “chơi” chứng khoán

3 bước đầu cho bạn khi muốn mua cổ phiếu:

  • Mở một tài khoản chứng khoán cho mình để thực hiện các giao dịch mua/bán cổ phiếu.

  • Học cách đọc bảng giá chứng khoán

  • Tìm hiểu về các “luật chơi” (quy định) khi trao đổi mua/ bán.

Mở tài khoản chứng khoán ở đâu thì tốt?

Để mở tài khoản chứng khoán, bạn cần chọn 1 công ty chứng khoán uy tín. Tốt nhất là nên có thị phần rộng và nằm trong top các công ty chứng khoán tại Việt Nam. Mỗi công ty chứng khoán khác nhau sẽ có quy định khác nhau cũng như mức phí giao dịch khác nhau. 

Một trong những công ty đảm bảo đảm mang đến cho bạn kho kiến thức chuyên sâu cùng nguồn thông tin thị trường hữu ích, đa dạng chính là công ty chứng khoán EcomVNI, một trong những công ty có thị phần chứng khoán lớn nhất tại Việt Nam. EcomVNI có đội ngũ chuyên gia tư vấn online và offline sẽ chinh phục nhà đầu tư bằng sự chuyên nghiệp và tận tâm với nghề. Mỗi chuyên gia của công ty đều không ngừng cố gắng nhằm hỗ trợ và tạo nên những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng khi đầu tư.

Nếu bạn chưa có tài khoản chứng khoán có thể mở ngay tài khoản chứng khoán online ngay tại đây. 

Hiểu về đọc bảng giá chứng khoán

Bảng giá chứng khoán chính là nơi hiển thị mức giá mua hay bán và khối lượng mua/ bán mà mọi người đặt lệnh trên sàn giao dịch. Trong khi xem bảng giá, nếu nhà đầu tư có nhu cầu mua/ bán cổ phiếu nào đó, bạn sẽ biết được cổ phiếu mình cần mua hoặc cần bán ở mức giá nào thì phù hợp. Mỗi công ty chứng khoán sẽ đăng bảng giá chứng khoán riêng, giao diện sẽ có chỗ khác nhưng về thuật ngữ thì không thay đổi. 

Ví dụ:

Bảng giá chứng khoán của Công ty chứng khoán EcomVNI trên sàn HOSE

Bảng giá chứng khoán của Công ty chứng khoán EcomVNI trên sàn HOSE

Bảng giá chứng khoán của Công ty chứng khoán EcomVNI trên sàn HOSE

Việc sử dụng bảng giá của công ty chứng khoán nào là không quan trọng. Vì như đã nói ở trên hình thức khác nhau nhưng nội dung giá và khối lượng mua bán ở tất cả các bảng là đều như nhau.

Điều quan trọng là nhà đầu tư cần hiểu được thế nào là giá mua, giá bán, khối lượng bán, khối lượng mua, và giá khớp lệnh trên bảng giá.

Thời gian thực giao dịch trên sàn?

Bất kỳ một thị trường hay sàn giao dịch chứng khoán nào cũng đều có “luật chơi” hay những quy định riêng của mình. Và đương nhiên khi nhà đầu tư tham gia vào thì bạn phải tuân thủ.

Ở Việt Nam hiện tại có 3 sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất. Sàn giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh (HOSE), sàn UPCOM và sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX).

Lưu ý: Về bản chất của sàn UPCOM là không được coi là 1 sàn giao dịch (hay exchange). UPCOM được hiểu là viết tắt của Unlisted Public Company Market. Là nơi giao dịch cho những doanh nghiệp đại chúng chưa được niêm yết.

Các sàn chứng khoán đều mở cửa vào các ngày làm việc trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6, là trừ những ngày lễ, Tết đặc biệt trong năm.

Thời gian mà nhà đầu tư có thể giao dịch trong ngày từ 9:00 sáng đến 2:45 chiều. Trong đó có khoảng thời gian sàn sẽ nghỉ trưa từ 11:30 sáng đến 1:00 chiều.

>>> Có thể bạn quan tâm: Học chứng khoán online đơn giản với EcomVNI. 

Các khái niệm trên chỉ là một phần nhỏ để bạn có thể bước đầu học chứng khoán cơ bản. Tuy nhiên, bạn sẽ phải tích lũy 1 lượng kiến thức và kinh nghiệm nhất định để có thể thành thạo mọi giao dịch cũng như có cho mình một chiến lược chơi lâu dài. Chúc bạn thành công. 


Hoạt động tự doanh chứng khoán

Hoạt động tự doanh chứng khoán

Tự doanh là hoạt động mà công ty chứng khoán đóng vai trò như một nhà đầu tư trên thị trường.

Họ sẽ mua bán chứng khoán cho chính mình thông qua cơ chế giao dịch khớp lệnh, thoả thuận trên các sàn chứng khoán hoặc thị trường phi tập trung. Mục đích của hoạt động này là thu lợi nhuận từ chênh lệch giá và dự trữ để đảm bảo tính thanh khoản của thị trường.

Giai đoạn 2005-2010, tự doanh là nghiệp vụ chính và chiếm nguồn thu lớn tại các công ty chứng khoán. Đến giai đoạn khó khăn 2011-2015, hầu hết công ty thu hẹp nghiệp vụ này hoặc chuyên nghiệp hóa thông qua tách bạch hoạt động quản lý quỹ với hoạt động cốt lõi.

Theo Luật Chứng khoán, công ty chứng khoán chỉ được cấp phép hoạt động tự doanh khi có vốn điều lệ trên 100 tỷ đồng và đã được cấp phép thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán. Công ty chứng khoán phải ưu tiên thực hiện lệnh của khách hàng trước khi thực hiện lệnh của chính mình. Họ cũng buộc thông báo cho khách hàng biết nếu là đối tác trong giao dịch thoả thuận với khách hàng.

Có hai trường hợp không được xem là tự doanh gồm mua, bán chứng khoán do sửa lỗi giao dịch và mua, bán cổ phiếu của chính công ty chứng khoán. Trong trường hợp bị đình chỉ nghiệp vụ này, công ty chứng khoán chỉ được bán chứ không được tăng thêm các khoản đầu tư (trừ khi phải mua để sửa lỗi giao dịch, làm tròn lô lẻ hoặc thực hiện quyền liên quan đến chứng khoán đang nắm giữ).

HoSE và HNX quy định lệnh tự doanh của công ty chứng khoán trong nước có ký hiệu là P, nhằm phân biệt với lệnh của nhà đầu tư cá nhân và tổ chức.

Các loại lệnh chứng khoán: ATO, ATC, LO, MP…

Các loại lệnh chứng khoán: ATO, ATC, LO, MP…

Nhà đầu tư phải chọn một trong các loại lệnh như LO, MP, ATO, ATC, PLO để đặt mua hoặc bán chứng khoán, tuỳ vào nhu cầu và thời gian giao dịch.

Lệnh giới hạn (LO) là lệnh mua hoặc bán chứng khoán tại một mức giá xác định hoặc tốt hơn. Đây là loại lệnh phổ biến, được nhà đầu tư sử dụng nhiều nhất. Lệnh được thực hiện suốt phiên, trừ giao dịch thoả thuận sau 14h45. Riêng sàn UPCoM thì lệnh này được thực hiện đến 15h.

Lệnh LO có hiệu lực từ khi được nhập vào hệ thống giao dịch cho đến khi kết thúc ngày giao dịch hoặc đến khi bị huỷ bỏ. Trong trường hợp nhà đầu tư đặt lệnh này trước phiên giao dịch hoặc trong giờ nghỉ trưa, hệ thống sẽ thông báo lệnh ở trạng thái “chờ gửi” và chỉ hiệu lực khi phiên giao dịch bắt đầu.

Lệnh thị trường (MP) trên sàn TP HCM là lệnh mua chứng khoán tại mức giá bán thấp nhất hoặc bán chứng khoán tại mức giá cao nhất đang có trên thị trường. Nói cách khác, đây là lệnh mà bên mua hoặc bán chậm nhất giao dịch với bất cứ giá nào.

Nếu chưa khớp hết khối lượng, lệnh MP được xem lệnh mua tại giá bán cao hơn hoặc bán tại giá mua thấp hơn tiếp theo đang có trên thị trường. Sau khi giao dịch theo nguyên tắc này mà vẫn chưa khớp toàn bộ khối lượng đặt lệnh thì lệnh MP được chuyển thành lệnh giới hạn. Trường hợp giá thực hiện cuối cùng là giá trần (đối với lệnh mua) hoặc giá sàn (đối với lệnh bán) thì lệnh MP trở thành lệnh LO mua tại giá trần hoặc lệnh LO bán tại giá sàn.

Lệnh MP chỉ được nhập vào hệ thống trong các phiên khớp lệnh liên tục. Trường hợp không có lệnh LO đối ứng tại thời điểm nhập lệnh thì lệnh MP bị huỷ bỏ.

Sàn chứng khoán Hà Nội diễn giải khái niệm lệnh thị trường tương tự sàn TP HCM, nhưng phân chia các loại lệnh có sự khác biệt. Theo đó, lệnh thị trường trên sàn này được chia thành 3 loại:

– Lệnh thị trường giới hạn (MTL): nếu không thực hiện được toàn bộ thì phần còn lại chuyển thành lệnh LO và áp dụng các quy định về sửa, huỷ đối với lệnh LO.

– Lệnh thị trường khớp toàn bộ hoặc huỷ (MOK), nếu không thực hiện được toàn bộ thì bị huỷ ngay sau khi nhập.

– Lệnh thị trường khớp và huỷ (MAK), tức có thể thực hiện toàn bộ hoặc một phần, phần còn lại sẽ bị huỷ ngay sau khi khớp lệnh.

Lệnh ATO là lệnh giao dịch tại giá khớp lệnh xác định giá mở cửa, chỉ áp dụng cho sàn chứng khoán TP HCM. Lệnh có thể được nhập vào hệ thống trước hoặc trong phiên khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa. Sau 9h15, lệnh không được thực hiện hoặc phần còn lại của lệnh không khớp hết tự động bị huỷ.

Lệnh ATO được ưu tiên trước lệnh giới hạn khi so khớp lệnh. Tuy nhiên, phiên khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa sẽ không xác định được giá khớp lệnh nếu chỉ có lệnh ATO.

Lệnh ATC có đặc tính tương tự lệnh ATO, nhưng để xác định giá đóng cửa vào 14h45. Lệnh ATC được sử dụng trên sàn TP HCM lẫn Hà Nội.

Lệnh khớp lệnh sau giờ (PLO) chỉ áp dụng cho sàn chứng khoán Hà Nội. Đây là lệnh mua hoặc bán chứng khoán tại mức giá đóng cửa sau khi kết thúc phiên ATC. Nhà đầu tư chỉ được nhập lệnh này vào hệ thốgn trong khoảng 14h45-15h, nếu có lệnh đối ứng chờ sẵn thì được khớp ngay. Các lệnh PLO không được thực hiện hoặc phần còn lại của lệnh không thực hiện hết tự động bị huỷ.

Trong trường hợp phiên khớp lệnh định kỳ không xác định được giá đóng cửa thì lệnh PLO cũng không được nhập vào hệ thống.

Lệnh điều kiện thực chất là một tính năng để nhà đầu tư mua bán linh hoạt, nhất là những nhà đầu tư không có nhiều thời gian theo dõi bảng điện tử. Lệnh điều kiện chi thành nhiều loại, cụ thể:

– Lệnh điều kiện với thời gian (TCO): nhà đầu tư có thể đặt lệnh trước phiên giao dịch từ một đến nhiều ngày với số lượng và mức giá xác định. Lệnh này có hiệu lực tối đa trong 30 ngày.

Việc đặt lệnh được thực hiện bất cứ lúc nào, sau đó lệnh nằm chờ trong hệ thống của công ty chứng khoán và chỉ được kích hoạt khi thoả mãn điều kiện chọn trước. Nhà đầu tư có thể chọn hình thức khớp lệnh là phát sinh một lần (đồng nghĩa sau khi được kích hoạt thì dù khớp hết, khớp một phần hay không khớp thì cũng bị huỷ bỏ) hoặc phát sinh cho tới khi khớp hết khối lượng.

– Lệnh tranh mua hoặc tranh bán (PRO): là lệnh nhà đầu tư sẵn sàng mua ở các giá ATO/trần/ATC và sẵn sàng bán ở các giá ATO/sàn/ATC. Lệnh có hiệu lực cho phiên giao dịch kế tiếp sau khi nhà đầu tư đặt và có thể đặt trước cho tối đa 30 ngày giao dịch kế tiếp.

– Lệnh dừng (ST): là lệnh để nhà đầu tư xác định trước giá cắt lỗ hoặc chốt lãi trong tương lai. Lệnh này có hiệu lực ngay khi nhà đầu tư đặt và kéo dài trong 30 ngày.

– Lệnh xu hướng (TS): nhà đầu tư sẽ chọn mã chứng khoán và khối lượng muốn giao dịch, cộng thêm khoảng dừng theo giá trị tuyệt đối (nghìn đồng) hoặc giá trị tuơng đối (%). Bên cạnh đó, nhà đầu tư có thể thiết lập thêm giá mua thấp nhất hoặc bán cao nhất. Khi giá chứng khoán chạm đến khoảng dừng hoặc giá thì lệnh sẽ được kích hoạt. Tương tự các lệnh điều kiện khác, lệnh xu hướng có hiệu lực tối đa 30 ngày.

Lô giao dịch chứng khoán và hướng xử lý lô lẻ

Lô giao dịch chứng khoán và hướng xử lý lô lẻ

Lô giao dịch đối với giao dịch khớp lệnh là số lượng cổ phiếu tối thiểu cho mỗi lệnh đưa vào thị trường.

Từ đầu năm 2021, lô giao dịch trên cả ba sàn HoSE, HNX và UPCoM được đồng bộ là 100 đơn vị, nghĩa là nhà đầu tư giao dịch khớp lệnh với số lượng ít nhất 100 cổ phiếu và phải là bội số của 100.

Giao dịch số cổ phiếu từ 1 đến 99 cổ phiếu được xếp vào diện giao dịch lô lẻ. Lô lẻ thường phát sinh do việc trả cổ tức bằng cổ phiếu, phát hành cổ phiếu thưởng, tách cổ phiếu hoặc thực hiện quyền mua cổ phiếu.

Với giao dịch cổ phiếu lô lẻ trên sàn HoSE, nhà đầu tư có thể đặt bán trực tiếp trên bảng giá công ty chứng khoán (chọn phần giao dịch lô lẻ) nếu công ty chứng khoán cung cấp tính năng này.

Hoặc, khách hàng có thể bán lại cho công ty chứng khoán bằng cách ký vào hợp đồng mua bán chứng khoán lô lẻ và gửi cho họ. Sau khi có chứng từ Trung tâm Lưu ký chứng khoán (VSD), công ty chứng khoán sẽ hạch toán rút cổ phiếu lô lẻ khách hàng đã bán và ghi có số tiền tương ứng vào tài khoản giao dịch của nhà đầu tư.

Giá bán cổ phiếu lô lẻ bằng 90% giá tham chiếu tại ngày ký hợp đồng hoặc là giá sàn ngày giao dịch, tuỳ thuộc quy định của từng công ty chứng khoán).

Với giao dịch cổ phiếu lô lẻ trên sàn HNX và UpCoM, nhà đầu tư có thể đặt lệnh bán bằng một trong các cách, bán lô lẻ online trên ứng dụng của công ty chứng khoán, đặt lệnh qua nhân viên quản lý tài khoản hoặc đặt lệnh qua tổng đài, hoặc tới trực tiếp công ty chứng khoán.

Lệnh giao dịch lô lẻ sau khi khớp cũng được thanh toán bù trừ như lệnh giao dịch bình thường. Giá bán phù thuộc và giá chờ mua đối ứng trên HNX hoặc UpCoM

Đáo hạn phái sinh là gì?

Đáo hạn phái sinh là gì?

Nhà đầu tư cần nắm rõ ngày đáo hạn phái sinh để kịp thời thực hiện đóng các vị thế, chốt lời/cắt lỗ hiệu quả khi đầu tư phái sinh.

Ngày đáo hạn phái sinh là ngày giao dịch cuối cùng các sản phẩm hợp đồng phái sinh. Vào ngày đáo hạn, hợp đồng của tháng hiện tại được tất toán thành tiền mặt và chuyển sang các tháng tiếp theo để giao dịch.

Tại thị trường Việt Nam, ngày đáo hạn phái sinh định kỳ rơi vào ngày Thứ Năm thứ 3 trong tháng đáo hạn. Nếu ngày đáo hạn rơi vào ngày nghỉ lễ thì ngày giao dịch liền trước đó sẽ được tính là ngày đáo hạn. Thanh toán khi đáo hạn là ngày làm việc liền sau ngày đáo hạn. Số tiền tăng/ giảm được ghi trên trên tài khoản khách hàng tương ứng với giá trị lãi/ lỗ khi thực hiện tất toán hợp đồng. Tháng đáo hạn được hiểu lần lượt là tháng hiện tại, tháng kế tiếp, tháng cuối cùng của hai quý gần nhất.

Ví dụ:

Trong quý II năm 2022, thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam sẽ diễn ra 3 phiên giao dịch:

– Mã VN30F2204 (Hợp đồng tương lai chỉ số VN30 tháng 4/2022) có lịch đáo hạn vào tháng 4/2022, ngày giao dịch đầu tiên là 18/2/2022, ngày đáo hạn phái sinh là 21/4/2022, ngày thanh toán cuối cùng là 22/4/2022.

– Mã VN30F2205 có lịch đáo hạn vào thàng 5/2022, ngày giao dịch đầu tiên là 18/3/2022, ngày đáo hạn là 19/5/2022, ngày thanh toán cuối cùng là 20/5/2022.

– Mã VN30F2206 có lịch đáo hạn trong tháng 6/2022, ngày giao dịch đầu tiên là 22/10/2021, ngày đáo hạn là 16/6, ngày thanh toán cuối cùng là 17/6/2022.

Thông thường, trong giai đoạn đầu của hợp đồng, thị trường không có nhiều biến động hay thay đổi giao dịch. Càng gần đến ngày đáo hạn, thị trường càng trở nên nhộn nhịp hơn, đặc biệt trước ngày đáo hạn hai ngày, do hoạt động thực hiện vị thế của nhà đầu tư ồ ạt. Khi tham gia thị trường phái sinh, nhà đầu tư cần phải nắm rõ ngày đáo hạn để kịp thời thực hiện đóng các vị thế để chốt lời/cắt lỗ hiệu quả.

Nếu không đóng vị thế trước khi hợp đồng hết hạn, nhà đầu tư sẽ không được nắm giữ vị thế mua nữa, đồng thời không chủ động được giá chốt lời/ cắt lỗ theo ý muốn.

Ví dụ: nhà đầu tư mở vị thế mua 10 hợp đồng tương lai mã VN30F2206, ngày đáo hạn là 16/6. Để kết thúc hợp đồng và mua một hợp đồng tương lai khác, nhà đầu tư đó phải đóng vị thế trước hoặc trong ngày 16/6 để nhận lãi hoặc lỗ của mình. Nếu không đóng vị thế, nhà đầu tư vẫn giữ hợp đồng nhưng không có quyền mua theo vị thế nữa.

Muốn giữ vị thế mua, người đó phải bán hợp đồng để đóng vị thế, mua một hợp đồng mới vào tháng kế tới (mở vị thế mua mới). Khi đó, giá trị thanh toán của mỗi hợp đồng được gắn với giá đóng cửa (ATC) của cổ phiếu vào ngày cuối cùng.

Giá trần, giá sàn trong chứng khoán là gì?

Giá trần, giá sàn trong chứng khoán là gì?

Giá trần và giá sàn là mức giá cao nhất và thấp nhất có thể đặt lệnh giao dịch trong phiên.

Giá trần (tiếng Anh là ceiling price) là mức giá cao nhất mà nhà đầu tư có thể mua hoặc bán trong phiên giao dịch hôm đó. Giá trần trên bảng điện thường được được biểu thị bằng màu tím.

Giá sàn (tiếng Anh là floor price) là mức giá thấp nhất nhà đầu tư có thể mua hoặc bán trong phiên giao dịch hôm đó. Giá sàn trên bảng điện thường được được biểu thị bằng màu xanh lơ.

Công thức tính giá trần và giá sàn:

Giá trần = Giá tham chiếu x (100% + Biên độ giao động)

Giá sàn = Giá tham chiếu x (100% – Biên độ giao động)

Trong đó, giá tham chiếu là mức giá đóng cửa của phiên giao dịch gần trước đó nhất (đối với sàn HOSE và HNX) và là cơ sở để tính toán giá trần và giá sàn trong phiên giao dịch hôm đó.

Khác với HOSE và HNX, giá tham chiếu của cổ phiếu đăng ký giao dịch trên thị trường UPCoM là trung bình cộng của các mức giá giao dịch lô chẵn theo phương thức khớp lệnh trong ngày gần nhất trước đó. Giá tham chiếu trên bảng điện được biểu thị bằng màu vàng.

Dưới đây là quy định về biên độ giá cổ phiếu giao dịch tại ba sàn giao dịch (so với giá tham chiếu).

Biên độ giá

HOSE HNX UpCOM
Cổ phiếu trong ngày

7%

10%

15%

Cổ phiếu mới niêm yết trong ngày đầu tiên hoặc được giao dịch trở lại sau khi bị tạm ngừng giao dịch trên 25 ngày

20%

30%

40%

Cổ phiếu trong ngày giao dịch không hưởng quyền để trả cổ tức hoặc thưởng bằng cổ phiếu quỹ cho cổ đông hiện hữu 20% 30% 40%
Cột giá trần, giá sàn và giá tham chiếu được biểu thị trên bảng điện chứng khoán.

Cột giá trần, giá sàn và giá tham chiếu được biểu thị trên bảng điện chứng khoán.

Ví dụ, cổ phiếu SSI được niêm yết trên HOSE có giá tham chiếu là 29.000 đồng. Vậy giá trần, giá sàn của cố phiếu này trong phiên đó sẽ là:

Giá trần = 29.000 x (100% + 7%) = 31.030 đồng

Giá sàn = 29.000 x (100% – 7%) = 26.970 đồng

Như vậy, với bước giá là 50 đồng, nhà đầu tư chỉ được đặt lệnh giao dịch trong khoảng giá 27.000 đến 31.000, không thể vượt quá vùng giá này trong phiên.

Cách đọc bảng giá chứng khoán

Cách đọc bảng giá chứng khoán

Bảng giá chứng khoán là nơi thể hiện tất cả thông tin liên quan đến giá và các giao dịch cổ phiếu của thị trường chứng khoán.

Thị trường chứng khoán Việt Nam có hai bảng giá riêng đại diện cho hai Sở giao dịch chứng khoán chính thức gồm bảng giá của HoSE (Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM) và bảng giá HNX (Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội).

Trong đó, bảng giá HNX bao gồm sàn HNX và thị trường UPCoM. Ngoài ra, trên bảng giá còn có các loại hàng hóa khác như chứng quyền, hợp đồng tương lai…

Ngoài bảng giá được cung cấp bởi mỗi Sở, mỗi công ty chứng khoán cũng xây dựng một bảng giá riêng phục vụ khách hàng. Tuy nhiên, thông số cơ bản của các bảng giá này là hoàn toàn giống nhau và nguồn dữ liệu đều được cập nhật từ hai Sở giao dịch và Trung tâm lưu ký chứng khoán.

Bảng giá công ty Cổ phần chứng khoán DNSE.

Bảng giá công ty Cổ phần chứng khoán DNSE.

Bảng giá hiển thị trạng thái giao dịch của thị trường, từng cổ phiếu, vì vậy, việc nắm từng chi tiết của bảng giá sẽ giúp nhà đầu tư hiểu diễn biến của thị trường, diễn biến từng cổ phiếu đang theo dõi để có các quyết định đầu tư phù hợp.

Kỹ năng đọc – hiểu bảng giá, vì thế, được xem như bài học vỡ lòng mà bất cứ nhà đầu tư nào khi tham gia vào thị trường chứng khoán đều phải học.

Các chi tiết trên một bảng giá, gồm:

Hệ thống đồ thị chỉ số:

– VN-Index: Là chỉ số thể hiện xu hướng biến động giá của tất cả các cổ phiếu niêm yết và giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE).

– VN30-Index: Là chỉ số giá của 30 cổ phiếu bluechip trên thị trường.

– VNX-AllShare: Là chỉ số chung thể hiện sự biến động của tất cả giá cổ phiếu đang niêm yết trên HoSE và HNX.

– HNX-Index: Là chỉ số được tính toán dựa trên biến động giá cả tất cả cổ phiếu niêm yết và giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX).

– UPCOM-Index: Là chỉ số được tính toán dựa trên biến động giá cả tất cả các cổ phiếu giao dịch trên thị trường UPCoM, thuộc HNX.

Chi tiết mã chứng khoán tại bảng giá DNSE.

Chi tiết mã chứng khoán tại bảng giá DNSE.

Danh sách các cột trên bảng giá:

– “Mã CK” (Mã chứng khoán): Là danh sách các mã chứng khoán giao dịch (được sắp xếp theo thứ tự từ A – Z).

– “TC” (Giá Tham chiếu – Màu vàng): Là mức giá đóng cửa tại phiên giao dịch gần nhất trước đó (trừ các trường hợp đặc biệt). Giá tham chiếu được lấy làm cơ sở để tính toán biên độ giao dịch của cổ phiếu trong phiên.

Riêng sàn UPCoM, giá tham chiếu được tính bằng giá bình quân của phiên giao dịch gần nhất.

– “Trần” (Giá Trần – Màu tím): Là mức giá cao nhất mà bạn có thể đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán trong ngày giao dịch. Với sàn HoSE, giá trần tính bằng giá tham chiếu x 7%, sàn HNX là 10% và UPCoM là 15%.

– “Sàn” (Giá Sàn – Màu xanh lam): Mức giá thấp nhất mà bạn có thể đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán trong ngày giao dịch. Biên độ tương ứng với giá trần nhưng là chiều giảm.

– “Tổng KL” (Tổng khối lượng): Là khối lượng cổ phiếu được giao dịch trong một phiên.

– “Bên mua”: Khu vực này hiển thị ba mức giá đặt mua tốt nhất (giá đặt mua cao nhất) và khối lượng đặt mua tương ứng.

– “Bên bán”: Hiển thị ba mức giá chào bán tốt nhất (giá chào bán thấp nhất) và khối lượng chào bán tương ứng.

– “Khớp lệnh”: Khu vực này biểu thị mức giá khớp lệnh gần nhất của một cổ phiếu, bao gồm giá khớp lệnh, khối lượng khớp lệnh và biên độ giá so với tham chiếu.

– “Giá”, bao gồm các cột “Giá cao nhất”, “Giá thấp nhất” và “Giá TB”: Biểu thị biên độ biến động thực tế của cổ phiếu trong phiên giao dịch.

– “Dư mua / Dư bán”: Biểu thị khối lượng cổ phiếu đang chờ khớp ở hai chiều mua và bán.

– “ĐTNN” (Đầu tư nước ngoài): Là khối lượng cổ phiếu được giao dịch của Nhà đầu tư nước ngoài trong ngày giao dịch (gồm hai cột Mua và Bán).

3 phương pháp chọn lọc cổ phiếu cho nhà đầu tư mới

3 phương pháp chọn lọc cổ phiếu cho nhà đầu tư mới

Phân tích cơ bản, kỹ thuật và định lượng là những phương pháp thông dụng để nhà đầu tư mới chọn cổ phiếu và kiểm soát rủi ro danh mục.

Dưới đây là những chia sẻ của ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc phòng Phân tích, Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam về cách chọn cổ phiếu cho nhà đầu tư mới – F0.

Để hình thành phương pháp đầu tư cho những người mới tham gia thị trường chứng khoán là việc rất quan trọng. Điều này giống như khi vào rừng phải mang theo la bàn hoặc bản đồ, nếu thiếu sẽ khó xác định phương hướng để đến mục tiêu. Trong chứng khoán, mục tiêu đó chính là lợi nhuận.

Mỗi người có phong cách và mức độ chấp nhận rủi ro khác nhau nên phương pháp đầu tư cũng sẽ khác nhau, miễn sao chúng đều giải quyết được bài toàn tối đa hoá lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro.

Trước 2010, phân tích cơ bản là phương pháp thông dụng nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Phương pháp này giúp nhà đầu tư chọn được cổ phiếu tốt thông qua định giá phù hợp, đồng thời đánh giá tiềm năng tăng trưởng của cổ phiếu trong tương lai.

Phân tích cơ bản được thực hiện dựa vào số liệu từ báo cáo tài chính, tin tức của doanh nghiệp, các thống kê hoặc dự đoán triển vọng ngành. Nhà đầu tư căn cứ những thông tin này để gia nhập thị trường (tức mua vào) khi tài sản của doanh nghiệp dưới giá trị thật.

Phân tích cơ bản phù hợp để nhà đầu tư thiết lập danh mục dài hạn. Vì thế, nhược điểm lớn nhất của nó là không thể giúp nhà đầu tư kiểm soát rủi ro ngắn hạn và chỉ ra chiến lược hành động cụ thể.

Nhà đầu tư theo dõi bảng giá tại Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam. Ảnh: Quỳnh Trần.

Nhà đầu tư theo dõi bảng giá tại Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam. Ảnh: Quỳnh Trần.

Từ sau 2010, phân tích kỹ thuật lại trở nên thịnh hành hơn. Đây là phương pháp được các quỹ đầu tư áp dụng phổ biến để vạch ra chiến lược ngắn và trung hạn, phù hợp với diễn biến thị trường và kiểm soát rủi ro cho danh mục.

Phân tích kỹ thuật là phương pháp dựa trên đồ thị diễn biến giá và thanh khoản để phân tích biến động cung cầu, từ đó xác định thời điểm mua bán hoặc nắm giữ cổ phiếu. Các thuật ngữ thường được dùng khi thực hiện phương pháp này là xu hướng, ngưỡng hỗ trợ, ngưỡng kháng cự và mô hình giá.

Phân tích kỹ thuật bù đắp nhược điểm của phân tích cơ bản vì nhà đầu tư có thể dễ dàng đưa ra chiến lược giao dịch và kiểm soát rủi ro từ biến động giá. Bù lại, nhược điểm là không nhận diện được cổ phiếu tốt hay cổ phiếu tăng trưởng. Do đó, phân tích kỹ thuật thích hợp hơn với những ai có khẩu vị rủi ro cao và ưa thích giao dịch hàng ngày thay vì nắm giữ lâu dài.

Ngày nay, nhà đầu tư thường ứng dụng phương pháp định lượng nhằm bù đắp khiếm khuyết của phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật. Quyết định đầu tư thường dựa trên phân tích cơ bản nhưng việc xác định điểm vào và ra thị trường lại đi theo phân tích kỹ thuật.

Ưu điểm của phương pháp định lượng là đưa ra tín hiệu tương đối khách quan, dựa vào các mô hình toán với giả định mối liên hệ giữa các yếu tố được hình thành trong quá khứ sẽ lặp lại trong tương lai. Tín hiệu mua bán đưa ra dựa trên những phân tích này nên giảm thiểu sai sót do yếu tố con người.

Vì dữ liệu của thị trường chứng khoán Việt Nam chưa nhiều, đặc biệt thanh khoản mới cải thiện từ 2012 nên phương pháp định lượng đang hiệu quả hơn so với ứng dụng trí tuệ nhân tạo để xử lý dữ liệu lớn (BigData). Tuy nhiên, phương pháp định lượng cũng cần thường xuyên kiểm định và tối ưu hoá các thông số.

Để hình thành rõ ràng phương pháp đầu tư phù hợp với bản thân, nhà đầu tư cần trang bị kiến thức cơ bản và kinh nghiệm tích luỹ dần theo thời gian. Nếu muốn tận dụng ngay các đợt sóng của thị trường, nhất là trong chu kỳ thu hút dòng vốn FDI 2020-2025 thì nhà đầu tư mới có thể tham khảo các công cụ tư vấn đầu tư được cung cấp tại công ty chứng khoán hoặc nhà cung cấp dữ liệu tài chính.

Nguyễn Thế Minh

Yếu tố nào tác động đến giá cổ phiếu?

Yếu tố nào tác động đến giá cổ phiếu?

Cổ phiếu, tương tự bất kỳ loại hàng hóa nào, đều bị chi phối bởi quy luật cung cầu.

Trên thị trường chứng khoán, phần lớn nhà đầu tư tham gia để tìm kiếm lợi nhuận, tức là số tiền thu về sau khi đầu tư cao hơn giá vốn bỏ ra. Mục tiêu thường thấy nhất là chênh lệch giá, hay nói cách khác là tìm cách mua cổ phiếu ở mức giá thấp và bán lại ở mức cao hơn. Giá cổ phiếu, vì thế, được nhiều nhà đầu tư đánh giá là tiêu chí quan trọng để ra quyết định mua bán một cổ phiếu.

Để tìm được điểm mua, dự đoán được xu hướng giá cổ phiếu, một câu hỏi mà mỗi nhà đầu tư phải nắm rõ là: Điều gì quyết định giá cổ phiếu tăng hay giảm?

Theo Công ty chứng khoán SSI, 5 yếu tố quan trọng nhất tác động đến giá cổ phiếu.

– Sự phát triển của nền kinh tế: Giá cổ phiếu bị chi phối lớn bởi nền kinh tế thế giới và đặc biệt của nền kinh tế quốc gia. Giá cổ phiếu có xu hướng tỉ lệ thuận với sự phát triển của nền kinh tế, tức là giá cổ phiếu tăng khi nền kinh tế phát triển và giá giảm khi kinh tế đi xuống.

– Tình hình chính trị: Tình hình chính trị cũng có tính quyết định đến giá của cổ phiếu bởi khi xuất hiện sự bất ổn về chính trị, nhà đầu tư không đủ tự tin để tiếp tục nên giá cổ phiếu thường có xu hướng giảm.

– Quy luật cung cầu của thị trường: Bất kỳ thị trường hàng hóa nào cũng bị chi phối bởi quy luật cung cầu. Thị trường chứng khoán cũng vậy. Thông thường khi một cổ phiếu được nhiều người mua, giá cổ phiếu đó sẽ có xu hướng tăng lên và ngược lại.

– Báo cáo tài chính của công ty: Nếu kết quả hoạt động kinh doanh thể hiện rằng công ty đang phát triển tốt với doanh thu và tốc độ tăng trưởng cao, có khả năng tiếp tục tăng trong tương lai, giá cổ phiếu của công ty sẽ tăng lên nhanh chóng. Ngược lại, một công ty có tình hình kinh doanh đi xuống, giá cổ phiếu sẽ có xu hướng giảm.

– Tâm lý nhà đầu tư: Thị trường chứng khoán là thị trường nhạy cảm, chỉ một thông tin gây nhiễu xuất hiện cũng có thể làm thị trường dao động dữ dội. Khi này, nhà đầu tư cần có tâm lý vững vàng để lọc được những thông tin chính xác và đưa ra quyết định đầu tư khi đã có những tính toán kỹ lưỡng.

Trong khi đó, theo HSC, có ba yếu tố tới giá cổ phiếu, gồm mức cổ tức bằng tiền, giá trị hiện tại của doanh nghiệp và tăng trưởng lợi nhuận/dòng tiền của doanh nghiệp.

Trong đó, cổ tức bằng tiền nếu được duy trì với một tỷ lệ ổn định sẽ tác động tích cực đến giá cổ phiếu. Tuy nhiên, HSC cho rằng nếu tỷ lệ cổ tức quá cao sẽ là yếu tố phải quan tâm, bởi điều này cho thấy doanh nghiệp đang thiếu ý tưởng kinh doanh để mang lại tăng trưởng.

Giá trị hiện tại của doanh nghiệp được xác định bằng các phương thức định giá P/E, P/B, giúp đánh giá doanh nghiệp mục tiêu với các doanh nghiệp khác cùng ngành. Còn tốc độ tăng trưởng lợi nhuận là yếu tố giúp cổ phiếu được định giá cao hơn.

Nhận biết về những yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu đóng vai trò quan trọng trong việc ra quyết định mua – bán, góp phần đánh giá chính xác giá trị thực của cổ phiếu. Ngoài ra, nhận biết và nghiên cứu đầy đủ về các yếu tố tác động đến cổ phiếu sẽ giúp nhà đầu tư tránh được cái nhìn phiến diện, cảm tính về các cổ phiếu.

Đồng thời, hiểu về các yếu tố ảnh hưởng cũng giúp nhà đầu tư khó bị ảnh hưởng tâm lý khi đối diện với các thông tin gây nhiễu trên thị trường.